Để đẩy nhanh tiến độ đấu thầu toàn bộ hệ thống Quốc lộ trong năm 2015, đồng thời đảm bảo các điều kiện để có thể đấu thầu thành công; ngày 11/9/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Văn bản số 4659 /TCĐBVN-QLBTĐB về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức đấu thầu công tác bảo trì hệ thống quốc lộ gửi các Cục Quản lý đường bộ I, II, III và IV; Các Sở GTVT nhận ủy thác quản lý quốc lộ.
Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT nhận ủy thác quốc lộ khẩn trương thực hiện những công việc sau:
1. Rà soát chi tiết tình trạng các đoạn tuyến Quốc lộ đang quản lý (chiều rộng nền, mặt đường, thời gian sử dụng sau đầu tư xây dựng hoặc đại tu, khối lượng kết cấu hạ tầng đường bộ: cống, rãnh thoát nước, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, ATGT...). Trên cơ sở rà soát và tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên TCCS 07:2013/TCĐBVN, Định mức bảo dưỡng thường xuyên số 3409/2014/QĐ-BGTVT ngày 09/9/2014 xác định những việc thực sự cần thiết phải thực hiện và có triết giảm tần suất thực hiện, để xây dựng giá sản phẩm công tác quản lý, BDTX. Đảm bảo mục tiêu mặt đường không đọng nước, giao thông an toàn, thông suốt. Những công việc có tính chất sửa chữa ngoài phạm vi dự toán duyệt theo số vốn được giao, chuyển sang sửa chữa bằng hình thức khác.
Nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá, nghiệm thu phù hợp với thực trạng tuyến và hạn mức giá đã lập, báo cáo Tổng cục ĐBVN để tổng hợp, trình Bộ GTVT phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch đấu thầu theo hướng:
- Đấu thầu toàn bộ các đoạn tuyến đối với công tác BDTX (đề xuất quy mô gói thầu phù hợp theo hướng giảm số lượng gói thầu).
- Lựa chọn các tuyến quốc lộ để đấu thầu lồng ghép phần sửa chữa định kỳ năm 2015 cùng với BDTX. Trong thực hiện lưu ý, để khắc phục các vướng mắc về pháp lý và trong khi kế hoạch SC định kỳ 2016 trở đi chưa có, cần nghiên cứu báo cáo theo hướng: Mỗi gói thầu là 01 hợp đồng bao gồm: (i) Phần quản lý, bảo dưỡng 3 -5 năm (có dự toán riêng), thực hiện “Hợp đồng theo chất lượng thực hiện” và (ii) Phần thi công sửa chữa công trình theo kế hoạch Bộ đã chấp thuận cho năm 2015 (phần này sẽ có thiết kế và dự toán duyệt riêng) và được thực hiện theo hình thức “khối lượng” như quy định tại Nghị định 10/2013/NĐ-CP về quản lý, khai thác tài sản đường bộ. Năm 2016 trở đi nếu trong đoạn tuyến cho kế hoạch SC định kỳ, thì được lựa chọn nhà thầu như quy định hiện hành (nhà thầu đang bảo dưỡng được tham gia đấu thầu như các nhà thầu khác).
3. Về hồ sơ mời thầu xây dựng phù hợp với quy định, tăng yêu cầu về năng lực thiết bị, công nhân kỹ thuật. Đối với quản lý, BDTX: bỏ tiêu chí yêu cầu về số năm kinh nghiệm BDTX.
4. Các nội dung khác:
- Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị căn cứ nội dung trên khẩn trương thực hiện và báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 17/9/2014 (thứ 4).
- Giao Vụ Quản lý bảo trì đường bộ tham gia, phối hợp với các Cục QLĐB khu vực, các Sở GTVT nhận ủy thác quốc lộ để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và báo cáo Tổng cục trưởng trước ngày 19/9/2014.
Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện, nếu chậm trễ Lãnh đạo Tổng cục sẽ xem xét đánh giá năng lực và ý thức chấp hành của thủ trưởng đơn vị./.
Nguồn: Tổng cục ĐBVN
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện