Theo Quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BGTVT ngày 07/6/2010 của Bộ GTVT quy định về quản lý các nhiệm vụ môi trường trong ngành giao thông. Việc sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thì nhiệm vụ môi trường là những vấn đề môi trường cần được giải quyết, tổ chức thực hiện dưới các hình thức: Các nhiệm vụ, đề án, dự án bảo vệ môi trường (gọi chung là nhiệm vụ môi trường) sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các nhiệm vụ môi trường được lồng ghép trong hoạt động GTVT về xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải…
Hạn chế và khó khăn
Các cơ quan, đơn vị được Bộ giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ đã cố gắng bám sát tiến độ đã được phê duyệt. Nhiều ccoong trình, dự án đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và được Hội đồng cấp Bộ nghiệm thu, đánh giá cao . Kết quả của các nhiệm vụ trong giai đoạn này đã góp phần thực hiện tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành GTVT. Bên cạnh đó còn gặp phải những hạn chế và khó khăn, một số nhiệm vụ triển khai thực hiện chưa đạt yêu cầu; việc thực hiện các dự án còn chậm, chưa hiệu quả như: “Xây dựng quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại tại các cảng hàng không” của Cục HKVN.
Về góc độ tài chính, số kinh phí các đề án, nhiệm vụ được tạm ứng để triển khai nhiệm vụ còn hạn chế (chỉ được tạm ứng 1 lần không quá 30% tổng mức) sau khi hoàn thành dự án được nghiệm thu mới được thanh toán nốt phần còn lại; điều này đã gây không ít khó khăn cho thực hiện dự án án.
Bên cạnh đó, vì lý do khách quan cũng đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện như: Công nhân đình công nên Công ty Hyundai (Hàn Quốc) không bàn giao được được sản phẩm cho chủ đầu tư; hay việc nhập khẩu nhiên liệu gặp khó khăn trong thủ tục hải quan để thực hiện nhiệm vụ “Thử nghiệm sử dụng nhiên liệu diesel sinh học cho một số loại đầu máy đường sắt” của Đường sắt Việt Nam, “Thử nghiệm sử dụng LPG, CNG cho động cơ thuỷ cỡ nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong GTVT thuỷ” của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Từ những lý do nói trên, một số đơn vị đã không hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch như: “Xử lý, tái sử dụng chất thải rắn trong công trình xây dựng giao thông” của Viện KHCN GTVT; “Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chất thải tàu bay tại các cảng hàng không” của Cục HKDDVN; “Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường tại các hầm đường bộ Việt Nam, xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho các hầm đường bộ” của Tổng cục ĐBVN. Đây là lý do chủ quan khiến không ít đơn vị đã không nỗ lực, không nghiêm túc thực hiện quy định hiện hành; mặc dù Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở.
Giải pháp thực hiện trong thời gian tới
Việc giao kế hoạch kinh phí hàng năm đã được Bộ GTVT thực hiện ngay sau khi có thông báo của Bộ Tài chính (thường vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 hàng năm). Để bảo đảm tiến độ,các cơ quan chủ trì nhiệm vụ cần tập trung ngay lực lượng, nguồn lực để triển khai sau khi có Quyết định giao dự toán của Bộ. Liên quan đến thủ tục tạm ứng kinh phí: Đây là quy định quản lý tài chính hiện hành do đó thủ trưởng cơ quan chủ trì thực hiện và chủ nhiệm nhiệm vụ môi trường cần chủ động trong công việc để đáp ứng quy định.
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của các nhiệm vụ, Bộ GTVT đề nghị đơn vị thực hiện và các các dự án môi trường: Bám sát tiến độ đã được phê duyệt, tuân thủ các quy định về giải ngân và tài chính; tránh việc phải gia hạn thời gian thực hiện và chuyển kinh phí sang năm tiếp theo trong điều kiện kinh phí ngày càng hạn hẹp. Phối hợp chặt chẽ với Vụ Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao để kịp thời giải quyết vướng mắc hay đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt trong quá trình tổ chức khảo sát thực tế, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
Theo:tapchigiaothongvantai.vn
Đối với các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp: cần tập trung hơn vào nội dung phân tích, đánh giá, đề xuất; Tránh tình trạng liệt kê, tổng hợp hiện trạng. Lưu ý tận dụng, kế thừa các kết quả đã thực hiện của các nhiệm vụ trước, tránh tình trạng báo cáo trùng lặp.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo về việc thực hiện và triển khai nhiệm vụ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ ra một số tiến độ thực hiện còn chậm, ngoài nguyên nhân do khó khăn về kinh phí, còn có nguyên nhân chủ quan của một số đơn vị, việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị còn hạn chế. Thứ trưởng yêu cầu, thời gian tới các cơ quan, đơn vị phải bám sát các văn bản liên quan đến lĩnh vực của đơn vị mình để đăng ký các nhiệm vụ cũng như triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sát với thực tiễn.
Để đảm bảo đảm chất lượng, hiệu quả các dự án, đặc biệt chú trọng đến các nhiệm vụ gắn với biến đổi khí hậu, vì đây là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng; đồng thời phải cân đối giữa các lĩnh vực đường sắt, hàng hải, hàng không… Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị cần có cơ chế báo cáo và đăng ký nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị, phải bám sát thời gian, nội dung hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 13 quy định về quản lý các nhiệm vụ môi trường trong ngành GTVT; sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; giao nhiệm vụ cho Vụ Môi trường đôn đốc thực hiện, tổng hợp các kiến nghị, định kỳ báo cáo Bộ và xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cho các đơn vị về nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 – 2020.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện