Nghiệm thu cấp Bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2022-2023 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực An toàn giao thông”, mã số AT22307, CNĐT: TS. Đinh Văn Tu

Thứ năm - 24/08/2023 13:00. Xem: 361
      Ngày 21/8/2023, tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Họp Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Bộ để đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2022-2023 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực An toàn giao thông”, mã số AT22307 do TS. Đinh Văn Tuấn làm Chủ nhiệm đề tài.
Nghiệm thu cấp Bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2022-2023 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực An toàn giao thông”, mã số AT22307, CNĐT: TS. Đinh Văn Tu

          Hội đồng gồm 07 thành viên, do ông Lê Văn Dương – Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường làm Chủ tịch hội đồng và 06 thành viên khác là các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Viện được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-BGTVT ngày 31/01/2023 của Bộ Giao thông vận tải.

 

       Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN) diễn ra với tốc độ ngày càng cao, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, các tổ chức cần phải tập trung vào các yếu tố khác như vốn tri thức và con người để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng và sự sống còn của họ, tài nguyên con người trở nên quan trọng đối với các tổ chức hơn bất kỳ tài nguyên hữu hình nào khác; nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu nguồn nhân lực trên Thế giới và tại Việt Nam 

 

Nguồn nhân lực được hiểu là một bộ phận của dân số bao gồm: toàn bộ  những người từ 15  tuổi trở lên có khả năng lao động và tham gia vào các hoạt động phát triển  kinh tế - xã hội. Con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu đã được chọn. Nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng và cơ cấu lao động đã và sẽ có mà còn bao gồm cả chất lượng lao động (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp) và phẩm chất lao động (thái độ, tác phong, phong cách làm việc) nhằm đáp ứng yêu cầu của một vùng hoặc của một quốc gia. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời khảo sát, phân tích những kinh nghiệm quý báu của các nước phát triển về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để rút ra bài học sâu sắc cho Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong bối cảnh CMCN 4.0.

   

Hội đồng triển khai đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài

Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực chất lượng cao 4.0

Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động công nghiệp 4.0, đòi hòi nguồn nhân lực 4.0 của ngành GTVT nói chung và lĩnh vực ATGT nói riêng phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ  cao. Điều này đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành GTVT nói chung và sự chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nguồn nhân lực lĩnh vực ATGT nói riêng.

                             Tỷ lệ đào tạo ở các trường chuyên nghiệp năm 2020

Hiện nay, lĩnh vực ATGT đang rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao. Ttrong khoảng 5 năm trở lại đây, ngành giao thông nước ta gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng lớn đến các công việc của ngành GTVT nói chung và lĩnh vực ATGT nói riêng, đặc thù công việc của lĩnh vực ATGT khá vất vả, mức thu nhập thấp có ảnh hưởng đến sự gắn bó của đội ngũ nhân lực chất lượng cao của ngành. Cùng với đó, đơn giá, định mức nhân công thấp dẫn đến mức lương, đãi ngộ cho người lao động không tương xứng, chưa đủ sức cạnh tranh, không thu hút được người tài có năng lực. Hệ lụy dẫn tới việc những sinh viên theo học khối kỹ thuật xây dựng, ATGT cũng gặp nhiều trở ngại.

Thực trạng hoạt động quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ATGT

Việc tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tương đối chặt chẽ, nội dung các chương trình tương đối hợp lý và đầy đủ. Tuy nhiên, nội dung chương trình còn mang nặng tính lý thuyết chung, chưa có nhiều phần thực hành hay bài tập tình huống để minh họa cho bài giảng, chưa gắn với thực tế công việc tại các đơn vị, thời gian các phần học chưa được sắp xếp hợp lý. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giảng dạy của một số đơn vị còn chưa đầy đủ trang thiết bị.

Từ các nghiên cứu được thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (4.0) trong lĩnh vực ATGT bao gồm:

- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

- Tăng cường sự quản lý đối với nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực ATGT 

- Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực chất lượng cao, trình độ cao 

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ 4.0

- Có cơ chế tài chính đối với các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (4.0)

Hội đồng thống nhất đánh giá: Đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung nghiên cứu, đảm bảo yêu cầu theo Thuyết minh đề cương được Bộ GTVT phê duyệt.

Tác giả: admin

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây