Để khai thác công trình đảm bảo êm thuận, kéo dài tuổi thọ công trình và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận về nguyên tắc phương án sửa chữa cầu Kiện Khê và cầu Nhật Tựu như đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng FCC và Ban QLDA ATGT, riêng khe co giãn yêu cầu dùng khe co giãn bằng thép (dạng răng lược ...) để đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, tiết kiệm chi phí.
Đồng thời, Bộ giao Ban Quản lý dự án ATGT chỉ đạo Nhà đầu tư, đơn vị quản lý cầu cũ, Tư vấn và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra cụ thể hiện trường để xác định phạm vi, khối lượng sửa chữa thay thế cho phù hợp. Nguồn kinh phí lấy từ chi phí dự phòng của Dự án, yêu cầu Ban Quản lý dự án ATGT, Nhà đầu tư cân đối để đảm bảo không vượt Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Để công tác sửa chữa, tăng cường mặt cầu cũ được thực hiện đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật công trình, yêu cầu Ban QLDA ATGT chỉ đạo Nhà đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thi công sửa chữa toàn bộ các cầu trên tuyến.
Về công tác theo dõi, đánh giá thi công thử nghiệm lớp mặt bê tông nhựa, Liên quan đến nội dung này, Bộ GTVT đã giao cho Trường Đại học GTVT nghiên cứu, đánh giá và xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật về yêu cầu vật liệu, quy trình nghiệm thu bê tông nhựa có sử dụng phụ gia để khắc phục hiện tượng hằn, lún vệt bánh xe trên các tuyến Quốc lộ.
Vì vậy, việc Ban QLDA ATGT, Nhà đầu tư kiến nghị lựa chọn Trường Đại học GTVT thực hiện công tác đánh giá kết quả thi công thử nghiệm bê tông nhựa thuộc dự án là phù hợp. Công tác đánh giá thi công thử nghiệm thuộc trách nhiệm của Nhà đầu tư, Tư vấn giám sát và Nhà thầu thi công, vì vậy, mọi chi phí của việc kiểm định, đánh giá công tác thi công thử nghiệm Nhà đầu tư chi trả.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện