Các dự án xây dựng đường ô tô ở Việt Nam thường sử dụng hai phương pháp để tính toán kết cấu mặt đường mềm. Hai phương pháp này được quy định và hướng dẫn trong 2 tiêu chuẩn ngành đó là Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06 va 22TCN 274-01. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng, cả hai tiêu chuẩn đều có những vấn đề cần phải điều chỉnh bổ sung cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế khai thác ở Việt Nam như điều kiện về các thông số đầu vào (tải trọng, khí hậu, thông số vật liệu). Ngoài ra hai phương pháp tính toán thiết kế này cũng cần được nghiên cứu, rà soát một cách tổng thể so với những cải tiến của các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu mặt đường của các tiêu chuẩn gốc của Nga, Mỹ và một số tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến trên thế giới, từ đó có những định hướng đúng đắn về việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp thiết kế một cách có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì vậy Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học và công nghệ GTVT nghiên cứu đề tài với mã số DT 164029.
Mục tiêu của đề tài:
- Phân tích đánh giá các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu mặt đường mềm của một số nước điển hình trên thế giới.
- Phân tích đánh giá thực trạng và các vấn đề còn tồn tại của các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu áo đường mềm đang được sử dụng trong nước.
- Lựa chọn và đề xuất hướng áp dụng phương pháp tính toán phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ngày 22/1/2018 Bộ GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng khoa học công nghệ đánh giá đề tài năm 2016: “Nghiên cứu các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu mặt đường mềm của các nước tiến tiến trên thế giới và đề xuất hướng áp dụng phù hợp trong điều kiện Việt Nam”, mã số DT 164029 do TS. Trần Ngọc Huy làm chủ nhiệm.
Tham dự cuộc họp có các thành viên Hội đồng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT do PGS.TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT, chủ tịch Hội đồng, chủ trì, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung:
1. Tổng hợp các loại phương pháp tính toán thiết kế kết cấu áo đường mềm và đường lối xây dựng phương pháp tính toán của mỗi loại phương pháp đó.
2. Nghiên cứu phân tích các yêu cầu cần phải có trong mỗi phương pháp tính toán thiết kế áo đường mềm và mối liên quan giữa các nội dung đó với điều kiện giao thông và điều kiện môi trường.
3. Nghiên cứu tổng quan về một số phương pháp tính toán thiết kế kết cấu áo đường mềm điển hình của một số nước trên thế giới.
4. Nghiên cứu, phân tích sâu ưu nhược điểm và các tồn tại hạn chế của các phương pháp tính toán thiết kế áo đường mềm hiện đang áp dụng ở nước ta.
5. Nghiên cứu, phân tích đánh giá từng phương pháp cụ thể thông qua tính toán thiết kế thử kết cấu áo đường mềm theo các tiêu chuẩn khác nhau của các nước tương ứng với một số quy mô giao thông và đặc trưng nền đất khác nhau.
6. Phân tích tổng hợp các nội dung nghiên cứu nói trên và đưa ra kiến nghị định hướng lựa chọn phương pháp tính toán thiết kế mặt đường mềm cho nước ta
Sản phẩm của đề tài gồm có:
· Báo cáo tổng kết khoa học Đề tài,
· Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài.
· Dự thảo tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm dựa trên tiêu chuẩn thiết kế đường hiện hành 22TCN 211:06 có điều chỉnh sửa đổi một số nội dung còn hạn chế phục vụ giai đoạn trước mắt, khi chưa ban hành được tiêu chuẩn thiết kế mặt đường theo cơ học thực nghiệm như đề tài đã đề xuất.
· Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường theo đường lối cơ học Ấn Độ đã được biên dịch sang tiếng Việt
· Tập số liệu tính toán kết cấu áo đường theo các tiêu chuẩn khác nhau trong nước và trên thế giới.
· Đã công bố một bài báo trên tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học công nghệ năm 2016 (ISBN: 978-604-76-1121-8)
Hội đồng Khoa học công nghệ thống nhất ý kiến thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, yêu cầu chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa và bổ sung các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu, làm các thủ tục trình Bộ theo quy định.
Một số hình ảnh cuộc họp
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện