Họp Hội đồng khoa học công nghệ Bộ GTVT đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị thi công cọc vít cỡ vừa và nhỏ lắp trên máy cơ sở có sẵn phục vụ xây dựng móng cọc cho các công trình giao thông đô thị ở

Thứ ba - 24/09/2019 13:00. Xem: 219
Cọc vít là công nghệ thi công tiên tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các công nghệ thi công cọc truyền thống khác, đặc biệt rất phù hợp để thi công móng cọc của các công trình xây dựng trong khu vực dân cư đông đúc và các công trình giao thông ở đô thị. Chính vì vậy mà công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở các công trình nhà ở, cầu vượt, cầu cạn, móng cho các đường tàu,… tại các đô thị lớn trên thế giới.

 Trong năm 2015-2016, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu dây chuyền thiết bị thi công cọc vít trong xây dựng công trình giao thông đô thị ở Việt Nam” mã số DT154055 với kết quả đạt được là việc đưa ra được lý thuyết tính toán các thông số cơ bản của thiết bị dựa trên điều kiện đất nền cụ thể để từ đó bước đầu thiết kế bộ công tác xoay hạ cọc vít lắp trên máy xúc thủy lực bánh xích. Tuy nhiên, do kinh phí và thời gian có hạn nên nội dung nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở bước thiết kế ban đầu.

Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tiếp tục đăng ký và được Bộ GTVT giao thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị thi công cọc vít cỡ vừa và nhỏ lắp trên máy cơ sở có sẵn phục vụ xây dựng móng cọc cho các công trình giao thông đô thị ở Việt Nam” mã số DT183019. Đây là giai đoạn kế tiếp của đề tài mã số DT154055 với mục tiêu là khắc phục những vấn đề khoa học và công nghệ còn tồn tại, hạn chế của đề tài trước để từ đó hoàn thiện thiết kế và chế tạo thiết bị xoay hạ cọc vít lắp cùng hệ thống tự động kiểm soát thông số cọc thi công trên máy cơ sở có sẵn ở trong nước tạo thành thiết bị thi công cọc vít hoàn chỉnh sau đó tiến hành thi công thử nghiệm đánh giá các thông số kỹ thuật của thiết bị.

Ngày 18/9/2019, Bộ GTVT đã tổ chức họp Hội đồng KHCN đánh giá đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị thi công cọc vít cỡ vừa và nhỏ lắp trên máy cơ sở có sẵn phục vụ xây dựng móng cọc cho các công trình giao thông đô thị ở Việt Nam” do ThS Nguyễn Chí Minh làm Chủ nhiệm đề tài.

Chủ trì cuộc họp PGS.TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT, cùng các thành viên Hội đồng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT và nhóm nghiên cứu.

 Tại cuộc họp, chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung nghiên cứu gồm:

1. Tổng quan về thiết kế và chế tạo thiết bị thi công cọc vít

2. Nghiên cứu lựa chọn phương án thiết kế thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở có sẵn

3. Hoàn thiện thiết kế thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở có sẵn là dàn máy đóng cọc bánh xích

4. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ trong thiết kế chế tạo thiết bị

5. Chế tạo, thử nghiệm, kiểm định thiết bị

 

 

Chế tạo máy xoay hạ cọc và chụp đầu cọc

Chế tạo hệ thống tự động kiểm soát thông số cọc thi công

 

Chế tạo cọc vít phục vụ thi công thử nghiệm 

 

 

Đề tài đã làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo và kết hợp với đối tác bên ngoài chế tạo thành công thiết bị thi công cọc vít gồm 01 máy xoay CV-DT183019 cùng với hệ thống tự động kiểm soát thông số cọc thi công và cơ cấu liên kết truyền mô men xuống đầu cọc dùng cho cọc vít có đườn kính thân cọc Dp=600mm. Toàn bộ hệ thống được lắp trên máy đóng cọc bánh xích Nippon-Sharyo DH658 tạo thành thiết bị thi công cọc vít hoàn chỉnh và tiến hành thi công thử nghiệm tại hiện trường.

Thiết bị vận hành trong thi công đơn giản và thuận tiện, các thông số liên quan đến chất lượng của cọc thi công được tự động hiển thị chính xác trên màn hình, có thể lưu trữ, truy suất và in ấn  dữ liệu bất cứ khi nào nếu cần.

 Trừ động cơ điện, hộp giảm tốc hành tinh và một vài linh kiện của hệ thống điện tử, còn lại các vật tư phụ tùng của thiết bị đều được chế tạo trong nước. Vì vậy giá thành thiết bị ở mức thấp so với thiết bị có cùng tính năng nhập của nước ngoài.

Thiết bị đã chế tạo từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được thử nghiệm thành công trong thời gian thực hiện đề tài, đồng thời đã được đơn vị kiểm định độc lập chuyên ngành cấp chứng chỉ.

Đề tài đã được các thành viên Hội đồng KHCN cấp Bộ đánh giá và nghiệm thu (Loại A). Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu bổ sung các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu. 

 

Hình ảnh cuộc họp

 

 

 

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây