Tham dự cuộc họp có PGS.TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT, chủ tịch Hội đồng, các thành viên của Hội đồng theo Quyết định số 03/ QĐ-BGTVT ngày 3/1/2017 của Bộ GTVT, TS. Đỗ Hữu Thắng, Phó Viện trưởng Viện KH &CN GTVT, đại diện đơn vị thực hiện đề tài và nhóm nghiên cứu.
Cọc bê tông đường kính lớn đổ tại chỗ (Viết tắt là PCC) được hình thành bằng cách sử dụng máy thi công chuyên dụng hạ ống thép 2 lớp hình trụ rỗng xuống nền đất dưới sự bảo vệ của mũi cọc kín. Sau khi tới độ cao mũi cọc thiết kế, đổ bê tông vào thành rỗng sau đó dùng rung động nhổ ống lên từng đoạn. Cuối cùng, cọc PCC được hình thành giữa đất trong lòng cọc và khối ngoài cọc.
Cọc PCC đã được áp dụng rỗng rãi tại Trung Quốc với đặc điểm chính là cọc có đường kính lớn (1-1,25m), chiều dày thành cọc tương ứng là 0,12-0,15m); Khoảng cách cọc từ 2,5D-4D; Chiều sâu hạ cọc có thể đến 25m; Không dùng cốt thép thân cọc, bê tông thường dùng mác >C15, cấp phối bê tông Dmax <25mm; Sức chịu tải lớn, độ ổn định tổng thể cao.
Tại Việt nam hiện nay đã có 2 dự án đang áp dụng công nghệ thi công cọc PCC.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá tổng kết công nghệ cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ (PCC) áp dụng tại dự án ở Việt Nam, trên cơ sở đề xuất phạm vi áp dụng hiệu quả của công nghệ này, đồng thời so sánh công nghệ này với các công nghệ khác trong xử lý nền đất yếu đã được áp dụng tại Việt Nam như cọc đất, cọc ống ly tâm.
Xây dựng dự thảo chỉ dẫn kỹ thuật về khảo sát thiết kế thi công và nghiệm thu cọc PCC phù hợp điều kiện Việt Nam.
Tại cuộc họp, nhóm thực hiện đã trình bày các nội dung cơ bản của đề tài : - Nghiên cứu tổng quan cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ (PCC và khả năng áp dụng tại Việt Nam). – Đánh giá công tác khảo sát, thiết kế cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ áp dụng tại khu depot thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. – Đánh giá công nghệ thi công dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ áp dụng tại khu depot thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. – Đánh giá công tác kiểm soát chất lượng thi công cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ áp dụng tại khu depot thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. – Nghiên cứu, so sánh công nghệ cọc PCC với các công nghệ khác trong xử lý nền đất yếu đã áp dụng tại Việt Nam. – Đề xuất phạm vi áp dụng hiệu quả cọc PCC trong các dự án xây dựng công trình giao thông có xử lý nền đất yếu ở Việt Nam.
Sản phẩm của đề tài là Báo cáo Tổng kết KHCN đề tài. Dự thảo chỉ dẫn kỹ thuất về khảo sát thiết kế; thi công và nghiệm thu cọc PCC.
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, trên cơ sở đề cương nhiệm vụ đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Hội đồng đánh giá cấp Bộ thống nhất ý kiến chấp thuận kết quả nghiên cứu của đề tài. Theo yêu cầu của Hội đồng, chủ nhiệm đề tài tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung theo các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện thủ tục trình Bộ theo quy định.
Một số hình ảnh cuộc họp
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện