Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, chủ trì cùng các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ trong Viện quan tâm và nhóm nghiên cứu.
Động lực học đường sắt là một vấn đề phức tạp, liên quan đến phương tiện, thiết bị và kết cấu công trình. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến động lực học đường sắt. Việc kiểm soát, tính toán, theo dõi và ứng dụng các bài toán chuyên sâu về động lực học đường sắt trong thiết kế đường sắt cũng như việc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan gặp nhiều khó khăn.
Với sự cần thiết của vấn đề động lực học đường sắt Bộ GTVT đã giao cho Viện khoa học và Công nghệ GTVT nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng sổ tay động lực học đường sắt áp dụng cho đường sắt khổ 1435 ở Việt Nam”. Để thực hiện mục tiêu hệ thống hóa các dữ liệu khoa học về động lực học đường sắt khổ 1435 mm, xây dựng tư liệu tra cứu các vấn đề về động lực học đường sắt Ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện nghiên cứu gồm các nội dung chủ yếu: xây dựng mô hình toán động lực học của đoàn tàu, tương tác bánh tàu và ray, nghiên cứu đánh giá trạng thái và khả năng chịu tải của kết cấu của đường ray, của cầu và của nền đất, sự làm việc của ghi dưới tác dụng của tải trọng đoàn tàu, vấn đề trật ray, ma sát, mài mòn, bôi trơn … Kết quả nghiên cứu nhằm giúp các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu làm việc trong ngành đường sắt có nguồn tư liệu hỗ trợ công tác tính toán, thiết kế, kiểm tra độ an toàn của kết cấu và làm tài liệu tham khảo tra cứu về lĩnh vực đường sắt.
Tại Hội thảo, Chủ nhiệm đề tài đã đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung chính của cuốn sổ tay động lực học đường sắt gồm:
Chương 1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Chương 2 Khái quát các vấn đề trình bày trong sổ tay động lực học đường sắt
Chương 3 . Sự phát triển của khoa học đường sắt
Chương 4. Tiếp xúc bánh tàu và ray
Chương 5. Ma sát và độ mòn trong tiếp xúc bánh xe và ray
Chương 6. Các vấn đề chung về đường sắt
Chương 7. Khổ đường
Chương 8. Phương pháp phân tích chấn động của kết cấu tầng trên
Chương 9 . Phương pháp phân tích chấn động của nền đường
Chương 10. Nghiên cứu sự làm việc của ghi dưới tác dụng của tải trọng đoàn tàu
Chương 11. Trật ray trên đường sắt và biện pháp phòng chống
Chương 12. Động lực học cầu đường sắt
Thông qua hội thảo, chủ nhiệm đề tài và nhóm thực hiện đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý để tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu đề tài.
Một số hình ảnh Hội thảo
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện