Tham dự cuộc họp có TS. Đỗ Hữu Thắng, Phó Viện trưởng, chủ tịch Hội đồng, các thành viên của Hội đồng theo Quyết định số 1907/ QĐ-VKHCN ngày 17/8/2016 của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và nhóm thực hiện đề tài.
Công nghệ cọc vít hay còn gọi là cọc xoắn ốc (screw-pile, helical-piles) sử dụng cọc ống thép trên đó gắn cánh dạng xoắn ốc, được xuyên sâu xuống nền đất tạo thành kết cấu móng để truyền tải trọng công trình xuống nền đất.
Cọc vít là công nghệ thi công tiên tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các công nghệ thi công cọc truyền thống khác, đặc biệt rất phù hợp để thi công móng cọc của các công trình xây dựng trong khu vực dân cư đông đúc và các công trình giao thông ở đô thị. Chính vì vậy mà công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở các công trình nhà ở, cầu vượt, cầu cạn, móng cho các đường tàu,… tại các đô thị lớn trên thế giới.
Để áp dụng thành công và hiệu quả công nghệ móng cọc vít trong xây dựng công trình giao thông đô thị, ngoài việc học tập và nhận chuyển giao công nghệ thi công từ nước ngoài của một số đơn vị trong nước, chúng ta cần phải chủ động trong việc cung cấp thiết bị thi công đáp ứng được yêu cầu của công nghệ
Trong khi hiện nay chưa có đơn vị nào trong nước tiến hành nghiên cứu thiết kế để chế tạo thiết bị thi công cọc vít. Việc nhập khẩu thiết bị này từ nước ngoài sẽ tốn kém ngoại tệ do giá thành cao, mất nhiều thời gian, chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng thành công công nghệ tại nước ta.
Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký và được Bộ GTVT giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu dây chuyền thiết bị thi công cọc vít trong xây dựng công trình giao thông đô thị ở việt nam”, mã số DT154055, với mục tiêu làm chủ công tác thiết kế thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở sẵn có, phù hợp với trình độ công nghệ chế tạo cũng như khả năng cung cấp vật tư phụ tùng trong nước, đáp ứng các yêu cầu qui trình thi công hiện hành, làm cơ sở cho việc thiết kế chế tạo thiết bị sau này.
Tại cuộc họp , chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung cơ bản của đề tài theo đề cương được phê duyệt:
1- Tổng quan về cọc vít, công nghệ thi công cọc vít trên thế giới và tình hình ứng dụng công nghệ tại Việt Nam.
2- Nghiên cứu lựa chọn phương án thiết kế thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở có sẵn.
3- Tính toán thiết kế thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy xúc thủy lực
4- Các giải pháp KHCN trong thiết kế thiết bị
Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã thiết kế thành công 01 thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở có sẵn là máy xúc đào thủy lực PC300-7 của hãng Komatsu, đây là loại máy rất phổ biến có sẵn tại nước ta, với các thông số kỹ thuật đúng như yêu cầu đặt ra. Từ kết quả các nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị cụ thể này có thể tiến hành chế tạo thiết bị ở trong nước, đồng thời làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế các thiết bị thi công cọc vít lắp trên máy cơ sở có sẵn với các thông số khác theo từng yêu cầu cụ thể.
Một số hình ảnh cuộc họp
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện