Tham dự Hội thảo có TS. Đỗ Hữu Thắng Phó Viện trưởng Viện KH &CN GTVT, chủ trì Hội thảo cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ trong Viện quan tâm.
Bê tông cường độ cao (BTCĐC) có cường độ đến 124Mpa và cao hơn nữa, được áp dụng ngày càng nhiều trong kết cấu xây dựng. Các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành được phát triển sử dụng kết quả thực nghiệm của bê tông thường, do đó giới hạn cường độ lớn nhất của bê tông. Ứng xử uốn chiếm ưu thế trong sự làm việc của dầm trước khi bị phá hoại. Để sử dụng vật liệu BTCĐC cho dầm, cần có các nghiên cứu hơn nữa về khả năng chịu uốn của dầm và độ dẻo của dầm nhằm tránh sự phá hoại dòn.
Độ dẻo của dầm BTCĐC rất quan trọng trong thiết kế dầm. Khi phá hoại do uốn xảy ra, dầm phải có đủ độ dẻo để đảm bảo sự phá hoại diễn ra từ từ, không đột ngột. Vì vậy, dự đoán độ dẻo của dầm BTCĐC cần được chính xác nhất có thể. Nghiên cứu độ dẻo của dầm BTCĐC cần được thực hiện để rút ra các kết luận khi ứng dụng kết cấu này.
Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký và được Bộ GTVT giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu thí nghiệm sự làm việc uốn để xác định độ dẻo chịu uốn của dầm bê tông cường độ cao trong điều kiện Việt Nam”, với mục tiêu làm chủ các thí nghiệm dầm BTCĐC chịu uốn, để xác định độ dẻo chịu uốn của dầm thông qua xác định chỉ số dẻo thực nghiệm. Từ đó đề xuất áp dụng trong thực tế, làm cơ sở cho việc ứng dụng BTCĐC trong thiết kế dầm cầu BTCĐC ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, chủ nhiệm đề tài đã trình bày các nội dung cơ bản của đề tài theo đề cương được phê duyệt:
- Tổng quan nghiên cứu
- Độ dẻo và các yếu tố ảnh hưởng
- Lựa chọn vật liệu và thiết kế thành phần cấp phối
- Chế tạo dầm và tiến hành thí nghiệm
- Phân tích kết quả và khảo sát độ dẻo
- Kết luận và kiến nghị
Đề tài đã lựa chọn vật liệu đầu vào cho BTCĐC, đã thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông cấp 80,90,100Mpa. Đã chế tạo được 9 dầm BTCĐC với 3 nhóm cường độ là 84.1, 93.4 và 107.9 Mpa. Tỉ lệ cốt thép từ 2.64 – 5.61. Đã thí nghiệm: đo đạc các tham số: tải trọng, độ võng, biến dạng, mô tả dạng phá hoại. Xác định độ dẻo thực nghiệm của các dầm BTCĐC.
Thông qua hội thảo, chủ nhiệm đề tài đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích của các chuyên gia, các nhà quản lý để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện