Tham dự hội nghị, có PGS. TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Giao thông vận tải, TS, Đỗ Hữu Thăng, Phó Viện trưởng, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, các đại biểu tới từ Cục quản lý xây dựng và CLCTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Viện KHCN Xây dựng, Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, Trường đại học GTVT, Trường đại học công nghệ GTVT và nhóm biên soạn.
Phương pháp thử động (PDA) và hệ thống thiết bị kèm theo được áp dụng rất phổ biến trong xác định kết cấu móng cọc của các công trình giao thông, cảng đường thủy và xây dựng. Phương pháp này cho phép xác định được sức tải tới hạn của một cọc đơn trong khi phương pháp nén tĩnh do hạn chế của khối lượng tải và năng lực thiết bị không thể xác định đươc sức chịu tải tối đa của cọc. So với phương pháp thử tải trọng tĩnh thì phương pháp PDA thực hiện nhanh hơn, có thể thí nghiệmtrên nhiều cọc trong cùng một ngày, ít gây ảnh hưởng đến hoạt động thi công ở công trường nhưng lại gây tiếng ồn và chấn động cho khu vực lân cận. Phương pháp này còn có thể kiểm tra được cả mức độ hoàn chỉnh và đánh giá được sức chịu tải của cọc, nhất là chiều dài, cường độ và độ đồng nhất của bê tông. Đối với các công trình dưới nước như móng cảng, cầu...hoặc các dự án nhỏ mà việc thử tĩnh gặp khó khăn với điều kiện thi công, thời gian chờ đợi làm tăng chi phí thử tải cọc. Khi đó việc thử động biến dạng lớn bằng thiết bị phân tích đóng cọc – PDA là rất thích hợp.
Tại cuộc họp, nhóm biên soạn đã trình bày tóm tắt sự cần thiết, cơ sở xây dựng và những nội dung dự thảo của tiêu chuẩn. Theo yêu cầu của Hội đồng, chủ trì xây dựng Tiêu chuẩn tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung theo các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện thủ tục trình Bộ theo quy định.
Một số hình ảnh tại hội nghị
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện