Để đạt được mục tiêu trên, theo Bộ Giao thông vận tải, cần huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triển GTBB. Đồng thời, một trong những giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ cho Chiến lược này là sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát triển GTNN.
Tùy theo mỗi nước, việc quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hệ thống GTNN có khác nhau nhưng nhìn chung đều nhằm đáp ứng các yêu cầu về lưu lượng giao thông, tải trọng phương tiện giao thông và tuổi thọ không cao như hệ thống giao chính cấp quốc gia. Kết cấu và vật liệu áo đường giao GTNN thường rất đa dạng và linh hoạt tùy theo điều kiện tự nhiên tại nơi tuyến đường đi qua và rất thuận tiện trong việc sửa chữa, nâng cấp cải tạo sau này và tiết kiệm chi phí duy tu sửa chữa. Thiết bị và công nghệ xây dựng đường GTNN ở các nước trên thế giới đều phát triển theo hướng cơ giới hóa dựa trên hệ thống thiết bị chuyên dùng đồng bộ hoặc thiết bị liên hợp có kích thước nhỏ gọn có thể linh hoạt di chuyển và thi công những tuyến đường có chiều rộng không lớn và địa hình khó khăn.
Thực trạng hiện nay về GTNN nước ta là chưa đáp ứng được yêu cầu đối với tiềm lực phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, cụ thể là: hệ thống Tiêu chuẩn áp dụng cho GTNT quá cũ và lạc hậu, không đồng bộ; vật liệu xây dựng khan hiếm nhất là các khu vực đồng bằng, chưa tận dụng đượng vật liệu địa phương; thiết bị và công nghệ xây dựng lạc hậu, chậm đổi mới về công nghệ dẫn đến thiếu những hướng dẫn cụ thể, chi tiết; yêu cầu về liên thông giữa hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận thôn xã, giảm chi phí trung chuyển là đòi hỏi cấp thiết và tất yếu khách quan.
Từ thực tế đó, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được giao thực hiện nhiệm vụ KHCN độc lập cấp nhà nước về “Nghiên cứu công nghệ thích hợp phục vụ xây dựng đường giao thông nông thôn", mã số: ĐTĐL.2012-T/15 do PGS. TS. Nguyễn Hữu Trí là chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của nhiệm vụ là nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp sử dụng vật liệu tại chỗ kết hợp với vật liệu mới để xây dựng áo đường GTNN phù hợp với điều kiện địa phương; môt số giải pháp về trang thiết bị và công nghệ mới phục vụ xây dựng đường thích hợp với đặc thù GTNN Việt Nam; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, kiểm tra, nghiệm thu, sửa chữa bảo trì đường GTNN; và xây dựng thành công 03 công trình thử nghiệm đường giao thông nông thôn tại 03 địa phương điển hình có tính ưu việt về tận dụng vật liệu địa phương, giá thành và cường độ áo đường.
Nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt, ngày 10/11/2015 Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tổ chức Hội thảo khoa học góp ý cho nội dung và kết quả thực hiện đối với nhiệm vụ KHCN nêu trên.
Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo Viện, đại diện các phòng quản lý nghiệp vụ và đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm trong và ngoài Viện.
Tại Hội thảo, nhóm thực hiện đã giới thiệu, giải thích cơ sở khoa học của nghiên cứu và các sản phẩm đã đạt được. Thông qua hội thảo, nhóm thực hiện đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích của các chuyên gia, nhà quản lý để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu.
Một số hình ảnh Hội thảo
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện