Thiết bị phun vữa hiện tại nước ta đang có chủ yếu là nhập của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Loại này có yếu điểm là nặng nề, khó di chuyển, đặc biệt khi di chuyển trên công trường gồ ghề, việc bảo dưỡng sửa chữa gặp nhiều khó khăn do nguồn phụ tùng không sẵn có. Để công nghệ gia cố đất đường hầm, mái dốc được ứng dụng rộng rãi, giá thành hạ, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đăng ký đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị phun vữa phục vụ thi công đường hầm, mái dốc” và được Bộ GTVT giao thực hiện.
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu. Ngày 07/11/2014, tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị phun vữa phục vụ thi công đường hầm, mái dốc”, mã số DT133021 do TS. Nguyễn Văn Thịnh làm Chủ nhiệm đề tài.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT chủ trì hội thảo, tham dự hội thảo có các chuyên gia của Trường Đại học Giao thông vận tải, Học viện Kỹ thuật quân sự, Phòng Khoa học công nghệ, Tiêu chuẩn và Hợp tác quốc tế, Trung tâm KHCN Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm và các cán bộ của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.
Tại hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài với các nội dung sau: Tổng quan về thiết bị phun vữa; Lựa chọn công nghệ phun vữa; Lựa chọn phương án thiết kế cụm chi tiết; Tính toán thiết kế thiết bị phun vữa; Các giải pháp áp dụng trong thiết kế chế tạo; Kết luận và kiến nghị.
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi, nghiêm túc với nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi chuyên môn của các đại biểu. Qua hội thảo, các ý kiến góp ý sẽ được Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp thu, chỉnh sửa để bổ sung, hoàn thiện nội dung của đề tài, chuẩn bị cho bảo vệ cấp cơ sở.
Một số hình ảnh hội thảo
Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu
Trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến của các đại biểu
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện