Hệ thống cầu đồng bộ nền đất gia cường vải địa kỹ thuật

Thứ năm - 13/04/2017 13:00. Xem: 195
Hệ thống cầu đồng bộ nền đất gia cường vải địa kỹ thuật (GRS-IBS: Geosynthetic Reinforced Soil–Integrated Bridge System) là sự cải tiến giúp giảm thời gian và chi phí xây dựng cầu. Dự án GRS-IBS có thể được xây dựng trong vài tuần thay vì hàng tháng, do dễ dàng xây dựng và sử dụng các vật liệu và thiết bị sẵn có. 

  

GRS-IBS có thể giúp các Sở GTVT địa phương đáp ứng nhu cầu về các cây cầu nhỏ, một nhịp bằng cách cung cấp kết cấu khỏe, bền, chi phí thấp, thời gian xây dựng ngắn.

Công nghệ này bao gồm ba thành phần chính: nền đất được gia cố, mố cầu và đoạn đường đầu cầu được đồng bộ. Các lớp đất đắp rời lần lượt được đầm nén và gia cố vải địa kỹ thuật làm gối tựa cho cây cầu. Việc gia cố và đầm chặt đất rời tạo ra một vật liệu hỗn hợp hiệu quả ổn định từ bên trong và có khả năng chịu tải cao hơn đáng kể .

Nhà thiết kế đặt cầu trực tiếp vào nền GRS-IBS, tạo ra sự chuyển đổi êm thuận và liền mạch giữa cầu và đường mà không có mối nối, móng sâu, bản quá độ hoặc bê tông đổ tại chỗ. Sự chuyển đổi êm thuận từ đường vào cầu giúp giảm bớt vấn đề "xóc nảy ở cuối cầu" do sự lún không đều giữa mố cầu và đường.

Việc xây dựng GRS-IBS liên quan đến các phương pháp và thực hành nền móng cơ bản, mà không đòi hỏi lao động có tay nghề cao và sử dụng các vật liệu và thiết bị phổ biến, các dự án có thể được hoàn thành nhanh hơn và với chi phí thấp hơn. Việc xây dựng một cây cầu GRS-IBS có thể giảm 25 - 60% chi phí so với xây dựng bằng các phương pháp thông thường, tùy thuộc vào tiêu chuẩn xây dựng và phương thức hợp đồng.

Một khi đã được xây dựng, các cây cầu GRS-IBS cũng bền và dễ bảo trì. Do ít thành phần hơn so với cầu được xây dựng truyền thống, ngoài ra chi phí vòng đời tiềm năng cũng thấp hơn.

GRS-IBS mang lại lợi ích về môi trường, vì việc xây dựng mố cầu nằm trong phạm vị của nó và không cần thiết phải có móng sâu. Tác động môi trường cũng được giảm thiểu thông qua việc rút ngắn thời gian thi công và giảm lượng thép và bê tông yêu cầu.

Các đặc trưng khác của GRS-IBS rất tiện lợi và linh hoạt. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong các điều kiện thời tiết ít lý tưởng hơn và có thể điều chỉnh tại chỗ cho thích hợp trong trường hợp các điều kiện hiện trường không lường trước được. Các cây cầu GRS-IBS cũng hoạt động tốt và có thể được thiết kế cho nhiều điều kiện tải trọng, chẳng hạn như trong các khu vực địa chấn và chiều cao mực nước thay đổi nhanh chóng.

Lợi ích:

• Thi công nhanh. Các cây cầu GRS-IBS được xây dựng dễ dàng bằng các thiết bị và vật liệu thông thường, kết quả là các dự án hoàn thành nhanh hơn.

• Giảm chi phí. GRS-IBS có thể tiết kiệm đến 60% chi phí so với một cây cầu tiêu chuẩn và hệ thống này có thể yêu cầu bảo dưỡng ít hơn hoặc duy tu vòng đời đơn giản hơn.

• Thiết kế linh hoạt. Cầu GRS-IBS sử dụng thiết kế đơn giản có thể được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường hoặc các nhu cầu khác, thiết kế có thể dễ dàng sửa đổi tại hiện trường để phù hợp các điều kiện hiện trường không mong muốn.

Lợi ích của việc loại bỏ xóc nảy ở cầu:

• Giảm tác động do xóc nảy gây ra, giảm bảo dưỡng xe và kết cấu.

• Cải thiện an toàn cho lái xe giảm thiểu nguy cơ xe mất kiểm soát.

• Giảm chi phí san lấp cao độ từ cầu đến đường.

• Loại bỏ sự cần thiết phải đóng đường để sửa chữa xóc nảy, giảm sự tiếp xúc của công nhân với xe cộ tham gia giao thông.

Mời xem video:

 

Trần Mạnh Khải (Tổng hợp)

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây