Hội thảo nâng cao chất lượng xây dựng mặt đường bê tông xi măng. Ảnh: Vĩnh Yên |
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, hệ thống công trình đường bằng BTXM tại tỉnh này chiếm tỉ lệ khá lớn trong toàn tỉnh. Theo đó, cả tỉnh này có 968 km đường BTXM. Trong quá trình xây dựng chủ yếu được triển khai vật liệu này ở các tuyến đường có nền địa chất yếu, thuỷ văn phức tạp. So với việc triển khai xây dựng thì vật liệu BTXM được cho là hợp lý, tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm. Hiệu quả đầu tư thể hiện ngay khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở GTVT tỉnh Gia Lai trong năm 2016 đã phát hiện 6 công trình không đạt yêu cầu theo thiết kế, trong đó có 5 công trình được xây dựng từ BTXM. Theo đó, sở đã đề nghị chủ đầu tư khắc phục sửa chữa đúng với hợp đồng cam kết. Các công trình bị hư hỏng như: Bong tróc và rỗ mặt bê tông; lộ cốt vật liệu; bấm bê tông bị nứt ngang, nứt góc, nứt dọc và rạn chân chim...
Theo sở GTVT tỉnh Gia Lai đánh giá quá trình bị hư hỏng này là do kỹ thuật thi công không đảm bảo theo đúng quy trình; cấp phối không đúng hồ sơ thiết kế; việc định lượng vật liệu còn chủ quan. Ngoài ra khâu giám sát lại không có cơ chế quản lý chặt chẽ để kiểm soát thành phần vật liệu từng mẻ trộn;...
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo của huyện Krong Pa còn cho biết, quá trình thi công ở các công trình giao thông vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, không có ai kiểm soát dẫn đến chất lượng công trình còn kém. Các công trình này rất nhanh xuống cấp. Hơn nữa tại các công trình giao thông nông thôn mới vẫn là do dân thi công, không có cán bộ kỹ thuật vậy nên các công trình này không đảm bảo chất lượng là đúng. Ngoài ra ở địa phương thì không có chuyện sử dụng các máy móc cơ giới để lu lèn nền đường. Quá trình thi công cấp phối tạo nền đường vẫn chủ yếu là do bàn tay con người sử dụng cuốc, xẻng, đầm tay... cho nên rất nhiều công trình không đảm bảo. Bên cạnh đó, việc xe quá tải và việc quản lý ở địa phương vùng nông thôn rất khó khăn nên đường bằng BTXM rất nhanh xuống cấp.
Cũng theo vị lãnh đạo này cho biết, ngoài công sức người dân bỏ ra thi công thì ở vùng nông thôn nghèo của huyện có tới 70% là đồng bào dân tộc thiểu số này thì mức đóng góp để xây dựng làm đường là quá cao (chương trình hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nhà nước và nhân dân cùng làm).
Nền đường không đảm bảo là một trong những nguyên nhân dẫn đến đường BTXM nhanh xuống cấp. Tỉnh Gia Lai thời gian qua đã kiểm tra phát hiện 5 công trình đường BTXM xuống cấp. (ảnh minh hoạ) |
Ông Huỳnh Văn Hơn- Phó chủ tịch huyện Đắk Pơ (Gia Lai) cũng cho biết, tình trạng thi công đường BTXM ở địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Theo đó nhiều công trình ở các xã thi công không bài bản, hình thức thi công là do người dân tự làm nên dẫn đến chất lượng còn kém.
Cũng theo ông Hơn, ở địa bàn nông thôn phân bố rộng, khu dân cư trải dài và thưa nên tuyến đường rất tốn chi phí xây dựng. Bên cạnh đó là đại đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khổ nên việc đóng góp này cũng gặp khó khăn. Đơn cử như làm đường xi măng đối với loại dày 20cm dân phải đóng góp 70%; loại mặt đường dày 18cm dân đóng góp 67% nên áp lực lên người dân khá lớn".
"Ngoài ra yếu tố xi măng trong nhiều năm qua cũng là vấn đề đáng quan tâm, ví dụ như trước đây ở Gia Lai thường yêu cầu mua xi măng của nhà máy xi măng Gia Lai mới được thanh toán nên bắt buộc địa phương phải tuân theo quy định này. Tuy nhiên loại xi măng này có phù hợp hay không thì cũng khó mà biết được", một lãnh đạo địa phương ở Gia Lai nêu ý kiến.
Cũng theo một cán bộ công tác tại sở Gia Lai cho biết, hiện nay việc thi công đường BTXM dẫn đến kém chất lượng một nguyên nhân khá lớn dẫn đến việc chất lượng nhanh xuống cấp cũng do sau khi thi công công tác bảo dưỡng nước còn kém. Theo đó, sau khi thi công công trình BTXM thì vật liệu này cần phải cần tưới nước để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khâu tưới nước sau khi thi công vẫn còn kém.
Hội thảo về Nâng cao chất lượng xây dựng mặt đường bê tông xi măng do Sở GTVT tỉnh Gia Lai tổ chức còn mời các chuyên gia nghiên cứu từ trường Cao đẳng GTVT 2 tư vấn hỗ trợ khoa học trong thi công.
Theo chuyên gia Đặng Văn Sĩ, trường Cao đẳng GTVT 2 cho rằng đối với quy trình thi công thì cần phải nghiêm ngặt đúng theo quy định. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng của BTXM thì cần phải bổ sung các phụ gia khoáng muội silic, tro bay để cải thiện độ bền cho bê tông xi măng; kiểm soát tốt công tác cân, đong, đo đếm (xi măng, cát, đá, phụ gia, nước); công nghệ thi công cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp với đường; công tác vảo dưỡng đầy đủ...
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện