Con số này tăng 195% so với 2015, tăng 21% so với nửa đầu năm 2016. Theo báo cáo của DN, trong tháng 10/2015 mức phí đạt 1,015 tỷ đồng, tháng 11 và tháng 12/2015 đạt xấp xỉ 1,2 tỷ đồng, đột biến tăng từ tháng 4 đến tháng 6/2016, đạt bình quân mỗi tháng từ 1,6 - 1,7 tỷ đồng.
Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ.Ảnh: Internet
|
Căn cứ vào phương án tài chính Hợp đồng dự án và kết quả kiểm tra giám sát, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị, Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan liên quan điều chỉnh phương án tài chính, xác định lại thời gian kết thúc thu phí đối với tuyến đường này. Đồng thời, giao Thanh tra Bộ GTVT thanh tra toàn diện công tác thu phí của Dự án từ ngày 6/10/2015 - 30/6/2016 để xác định chính xác doanh thu thu phí.
Vị đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại Khoản 45.5 Điều 45 Hợp đồng dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã nêu: “Phạt doanh nghiệp dự án trong trường hợp khai báo doanh thu không chính xác: Khi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện doanh thu lớn hơn sỗ liệu của doanh nghiệp dự án báo cáo từ 1 % - 2% sẽ phạt gấp 60 lần, 2%-3% sẽ phạt gấp 120% lần, từ 3% trở lên sẽ phạt 180 lần chênh lệch này. Chi phí phạt này sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tính toán cụ thể và quy đổi để trừ vào số ngày thu phí”.
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra, thanh tra đột xuất các dự án đang thu phí, để có cơ sở điều chỉnh phương án tài chính và xác định lại thời gian dừng thu phí các tuyến BOT. Ngoài ra, để tăng cường giám sát các trạm thu phí BOT trên cả nước, Tổng cục cũng kiến nghị Bộ GTVT sớm phê duyệt đề án “Tăng cường giám sát và công khai minh bạch doanh thu thu phí đối với các dự án đường bộ có thu phí do Bộ GTVT quản lý, để Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện việc giám sát trực tuyến doanh thu và lưu lượng xe qua trạm thu phí hàng ngày.
Nguồn: kinhtedothi.vn