Đề án “Tái cơ cấu lĩnh vực đường bộ” được triển khai theo “Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu Ngành GTVT phục vụ sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ” của Bộ GTVT.
Thứ trường Nguyễn Hồng Trường yêu cầu TCĐB tập trung nhấn mạnh vào các nội dung quan trọng,
chọn ra các vấn đề đang bức xúc hiện nay để đưa vào Đề án
Tại cuộc họp, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã trình bày dự thảo Đề cương Đề án “Tái cơ cấu lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2020”. Theo đó, Đề án đã phân tích, đánh giá được nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại; kết quả đã đạt được của ngành Đường bộ trong thời gian qua; sự cần thiết của việc tái cơ cấu lĩnh vực đường bộ.
Về nội dung tái cơ cấu, với quan điểm phát triển ngành Đường bộ theo hướng hiện đại, bền vững và hiệu quả phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng phương thức vận tải đường bộ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, tăng cường kết nối với các phương thức vận tải; xây dựng và bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện địa trên cơ sở sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư, tập trung nâng cao công tác bảo trì, bảo vệ hành lang đồng bộ nhằm nâng cao tuổi thọ công trình; tái cơ cấu doanh nghiệp đường bộ nâng cao năng lực sản xuất cạnh tranh theo hướng thị trường. Từ những quan điểm đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tập trung tái cơ cấu trong 3 lĩnh vực chính là: Hoạt động vận tải; phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ; quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.
Bên cạnh đó, Đề án cũng đưa ra các giải pháp và cơ chế chủ yếu như: Đổi mới thể chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch, đề án; tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, phát triển hợp lý phương tiện vận tải đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng KHCN và phát triển nguồn nhân lực...
Sau khi nghe ý kiến góp ý của các đơn vị dự họp, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa lại Đề án, trong đó tập trung nhấn mạnh vào các nội dung quan trọng, chọn ra các vấn đề đang bức xúc hiện nay để đưa vào Đề án, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu phải gắn liền với chỉ đạo điều hành của Bộ và có thể bắt đầu triển triển khai thực hiện ngay từ năm 2015.
Trước đó, ngày 25/8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai “Chương trình hành động” của Bộ GTVT, phân công nhiệm vụ chỉ đạo cho các Lãnh đạo Tổng cục, nhiệm vụ triển khai các kế hoạch đề án trong Chương trình đến các cơ quan, đơn vị liên quan.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện