Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020

Thứ hai - 25/08/2014 13:00. Xem: 99
Ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

 Đề án nhằm triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT, góp phần thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 của cả nước; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) đất nước giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua; Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Đồng thời, đạt được mục tiêu chung của Tái cơ cấu ngành GTVT, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trụ cột sau đây: Tái cơ cấu, đổi mới thể chế, chính sách phát triển GTVT: Đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước; Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kinh doanh vận tải; Đẩy mạnh cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và phấn đấu giảm 20% trở lên các thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực giao thông vận tải.

Về tái cơ cấu đầu tư: Gắn với kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2016-2020; xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư, kết hợp thực hiện bảo trì và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tăng cường năng lực vận tải; xác định rõ và huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới nhằm hạ giá thành đầu tư công trình; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm cả nhượng quyền khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp: Thực hiện thành công, hiệu quả các đề án tái cơ cấu đối với từng doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ GTVT phê duyệt; các lĩnh vực nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối sẽ được cổ phần hóa và thoái vốn triệt để. Cùng cố phát triển các doanh nghiệp nắm giữ các khâu then chốt, là huyết mạch của ngành giao thông vận tải trong lĩnh vực hàng hải, đường sắt, hàng không, công nghiệp đóng tàu để làm chuyển biến cơ cấu vận tải hợp lý, khai thác tối đa thế mạnh về biển của đất nước.

Về tái cơ cấu vận tải: Phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý theo hướng tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển và đường thủy nội địa, đặc biệt trên các hành lang vận tải chính. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải; Xây dựng thể chế, chính sách để phát triển vận tải đa phương thức, kết nối hiệu quả các phương thức vận tải. Bên cạnh đó, phân công nhiệm vụ trọng tâm, tiến độ triển khai cho các cơ quan, đơn vị và cách thức triển khai thực hiện Đề án.

Đề án cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án; Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch; Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách; Khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; Tăng cường nâng cao hiệu quả vận tải; Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành GTVT; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế và bảo vệ./.

Nguồn: mt.gov.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây