ADCo thử nghiệm thành công Microsurfacing bảo trì đường bộ

Thứ ba - 25/12/2018 12:00. Xem: 89
Lớp thảm Microsurfacing sử dụng nhũ tương ADgrip® của ADCo giữ được độ nhám tốt, mặt đường bằng phẳng, không nứt vỡ, xô dồn.      

 

A thay 2

Sau 1 năm được thảm Microsurfacing sử dụng nhũ tương ADgrip® của ADCo, mặt đường đoạn thử nghiệm tại QL21B giữ được độ nhám tốt, bằng phẳng, không nứt vỡ, xô dồn dù có mật độ xe cao, kể cả xe tải, container

Mặt đường thảm Microsurfacing sử dụng nhũ tương nhựa đường đặc biệt ADgrip® của ADCo được đánh giá cao

Sau một năm tiến hành thử nghiệm tại vị trí Km 87, QL 21B kéo dài, lớp thảm Microsurfacing sử dụng nhũ tương ADgrip® của ADCo vẫn giữ được độ nhám tốt, giúp chống trơn trượt, bảo vệ mặt đường khỏi ôxihóa, chống thấm tốt, mặt đường bằng phẳng, không có hiện tượng nứt vỡ, xô dồn.

Công nghệ Microsurfacing là giải pháp bảo trì phòng ngừa được áp dụng trên mặt đường còn khá ổn định với độ dày trung bình 10 mm. Ứng dụng Microsurfacing có thể được thực hiện nhiều lần và do đó được coi là giải pháp rất hiệu quả về chi phí trong vòng đời sử dụng của con đường.

Báo cáo đánh giá của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nêu rõ: “Độ bằng phẳng mặt đường đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN8864:2011. Độ nhám mặt đường và sức kháng trượt mặt đường được cải thiện đáng kể so với trước khi rải hỗn hợp Microsurfacing, suy giảm không đáng kể theo thời gian khai thác và vẫn đạt yêu cầu kỹ thuật”.

Công nghệ Microsurfacing của ADCo sử dụng nhũ tương nhựa đường đặc biệt ADgrip® để bảo trì dự phòng đường bộ vừa được tổ chức nghiệm thu thử nghiệm sau 12 tháng với đánh giá cao. Kết quả Thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, với sự tham gia của Vụ KHCN Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các giáo sư - tiến sĩ nghiên cứu về vât liệu thuộc Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ GTVT và một số đơn vị quản lý đường bộ.

Thử nghiệm cũng nhận được đánh giá rất tốt từ Đại diện Vụ KHCN Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Giáo sư, Tiến sĩ là chuyên gia đầu ngành về vật liệu đường giao thông.

Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Bửu cho rằng công nghệ Microsurfacing của ADCo sử dụng nhũ tương đặc biệt ADgrip® là đạt yêu cầu và có sự ưu việt trong bảo trì mặt đường bộ. Từ hàng chục năm nay Microsurfacing đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, giúp giữ cho mặt đường không hư hại, xuống cấp, lúc nào cũng như mới “rất cần thiết để được đưa vào Việt Nam”.

Đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát

Viện Khoa học và công nghệ GTVT thực hiện đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát

Ông Nguyễn Anh Dũng - Đại diện Vụ KHCN Bộ GTVT cũng cho rằng nhũ tương sử dụng trong thử nghiệm của ADCo đạt yêu cầu. Tới đây Bộ GTVT sẽ ban hành TCVN về Microsurfacing bảo trì mặt đường bộ, nhằm có thể đưa công nghệ tiên tiến này vào công tác bảo trì đường bộ ở Việt Nam.

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, ADCo, công ty 100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Tipco Thái Lan và Colas Pháp,  là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nhựa đường, nhũ tương nhựa đường và các sản phẩm nhựa đường cải tiến mang tính đột phá như nhựa đường cải tiến polime (PMB), nhựa đường 40/50 và các sản phẩm nhũ tương chất lượng cao cho xây dựng mới và bảo trì đường bộ. ADCo là nhà cung cấp có thể thiết kế nhũ tương phù hợp cho từng dự án và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà thầu sẵn sàng phát triển công nghệ Microsurfacing tại Việt Nam.

ADCo có thể thiết kế nhũ tương nhựa đường phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án.

Đoạn QL21B được thảm lớp Microsurfacing của ADCo này có lưu lượng xe lớn, vận tốc lưu thông cho phép lên tới 80km/h, mặt đường đã qua 4 năm khai thác trước khi được thảm Microsurfacing, lớp cốt liệu bề mặt đã bắt đầu xuất hiện tình trạng xuống cấp đe dọa bong tróc các hạt cốt liệu và ôxi hóa mặt đường. Tình trạng này cũng làm giảm tốc độ chạy xe trên đường và đe dọa ATGT, nhất là khi có xuất hiện mưa làm mặt đường trơn trượt.

“Sau khi thi công thảm một lớp Microsurfacing có bề mặt đồng nhất, mặt nhám có độ dày trung bình 10mm, mặt đường quốc lộ được kéo dài tuổi thọ sử dụng thêm một số năm, độ nhám chống trơn trượt được phục hồi và đồng thời giúp chống nước thẩm thấu để bảo vệ mặt đường, duy trì tốc độ chạy xe và đảm bảo ATGT”, ông Lê Tâm Phó TGĐ ADCo cho biết. 

Theo ông Lê Tâm, qua thử nghiệm có thể khẳng định hỗn hợp nhũ tương nhựa đường sử dụng trong thử nghiệm thảm Microsurfacing mặt đường đoạn QL21B kéo dài là rất phù hợp với điều kiện khai thác đường bộ điển hình tại Việt Nam.

ADCo 2

Hơn 1 năm trước, ADCo thử nghiệm thảm Microsurfacing tại QL21B kéo dài, công nghệ thi công  nhanh, thông xe sau 1-2h

Giám đốc kỹ thuật của Tập đoàn Colas khu vực Đông Nam Á, Ông Christophe Duboscq cũng cho biết, nhũ tương ADgrip® được thiết kế để phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam như khí hậu nóng, độ ẩm cao và lưu lượng xe lớn. 

“Hỗn hợp Microsurfacing bao gồm nhũ tương nhựa đường polime và đá dăm được phối trộn kỹ, cùng với bột khoáng (thường là xi măng), nước và các phụ gia hóa học để kiểm soát thời gian đông kết. Tất cả các vật liệu này được trộn đều trong máy thi công gắn trên xe chuyên dụng, hỗn hợp được chuyển vào hộp máy rải, trải đều một lớp rất mỏng trên mặt đường và không cần phải lu lèn. 

Thời gian thi công nhanh và có thể thông xe sau 1-2 giờ trong điều kiện thời tiết tốt. Bởi vì đây là kết quả của quá trình đông kết hóa học nhanh, việc chọn lựa vật liệu và thiết kế hỗn hợp microsurfacing là đặc biệt quan trọng.

Đặc tính của hỗn hợp Microsurfacing phụ thuộc nhiều vào loại nhũ tương sử dụng và kết quả thử nghiệm thành công là nhờ vào sản phẩm nhũ tương chất lượng cao cung cấp bởi công ty ADCo cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu từ tập đoàn Colas của Pháp vốn là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và bảo trì đường bộ”.

Nguồn: baogiaothong.vn

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây