Tham dự Hội thảo, về phía Viện Khoa học và Công nghê GTVT có Lãnh đạo Viện, lãnh đạo, chuyên gia và cán bộ các đơn vị trực thuộc Viện có liên quan. Về phía khách mời có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Xây dựng.
Tại Hội thảo, KS. Nguyễn Mạnh Hùng chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài với các nội dung sau:
1. Nghiên cứu cách xác định ranh giới khu vực đô thị dọc theo các tuyến quốc lộ ở một số nước trên thế giới
2. Nghiên cứu các quy định hiện hành về quản lý và thực trạng tổ chức giao thông qua khu đông dân cư dọc theo các tuyến quốc lộ ở Việt Nam
3. Nghiên cứu các yếu tố có liên quan để xây dựng tiêu chí lập chỉ dẫn xác định ranh giới khu vực đông dân cư
4. Đề xuất tiêu chí xác định ranh giới và bổ sung nội dung giải pháp tổ chức giao thông trên đoạn quốc lộ qua khu vực đông dân cư
5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để thiết kế một đoạn tuyến cụ thể
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu xây dựng các tiêu chí nhằm xác định ranh giới quy ước giữa đường ngoài đô thị và đô thị, giữa khu đông dân cư và khu có dân cư dọc theo các tuyến quốc lộ và đưa ra các đề xuất.
Theo báo cáo của Chủ nhiệm đề tài, Hệ thống quốc lộ hiện nay gồm 95 tuyến với tổng chiều dài 17.646 Km và được hình thành qua nhiều thời kỳ. Trong tổng số 17.646 Km quốc lộ thì số Km ủy thác cho 46 địa phương quản lý là 7.754 Km (chiếm 44%), còn lại là 04 khu Quản lý đường bộ trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Ngoài ra còn có một số đoạn quốc lộ do các nhà đầu tư BOT quản lý khai thác. Vì vậy việc lựa chọn các loại biển báo và quyết định vị trí cắm biển báo thuộc trách nhiệm của các đơn vị quản lý đường bộ. Đường quốc lộ thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, trực thuộc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Cơ sở để cắm biển báo hiện nay là Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ và một số thông tư hướng dẫn thêm của Bộ GTVT. Tuy nhiên các quy định hiện nay còn có những bất cập là nội dung mà đề tài hướng tới giải quyết.
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi, nghiêm túc với nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi chuyên môn của các đại biểu. Qua hội thảo, các ý kiến góp ý sẽ được Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp thu, chỉnh sửa để bổ sung, hoàn thiện nội dung của đề tài, chuẩn bị cho bảo vệ cấp cơ sở.
Hình ảnh tại buổi hội thảo
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện