Đường HCM qua Đắk Lắk: Đã thảm xong bê tông nhựa

Thứ tư - 10/06/2015 13:00. Xem: 89
Đến nay, đường HCM qua Đắk Lắk cơ bản đã thảm xong bê tông nhựa, đang gấp rút hoàn thiện hạng mục ATGT.

 

4
Một đoạn đường HCM qua Đắk Lắk đẹp lượt quanh co giữa ngàn Tây Nguyên

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường HCM đoạn Km 1824 - Km 1876, bao gồm 9 gói thầu cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên theo Ban QLDA đường HCM phần lớn các gói thầu đã hoàn thành từ trung tuần tháng 5, và nhiều gói thầu đã hoàn thiện xong các hạng mục bảo đảm ATGT. Chỉ còn một đoạn đường vướng mắc do công tác giải phóng mặt bằng qua huyện Ea H’leo.

Theo Ban QLDA đường HCM, đầu tháng 6, có hơn 100m dọc, do một hộ dân cố tình ngăn cản không cho thảm bê tông nhựa lớp 2. Ban QLDA đường HCM đã chính thức làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, sau đó UBND tỉnh chính thức có công văn chỉ đạo huyện Ea H’leo điều các lực lượng chức năng đến bào vệ cho đơn vị thi công. Đến ngày 8/6 mới thảm bê tông nhựa xong đoạn này.

Có thể nói đường HCM qua Đắk Lắk là đoạn đường thi công khó khăn nhất trên toàn tuyến.

Chia sẻ những khó khăn trên, ông Phạm Quang Nghiêm - Giám đốc điều hành khu vực Krông Buk - Buôn Ma Thuột, thuộc Ban QLDA đường HCM, cho biết: Về thi công có 2 gói thầu thi công phức tạp nhất, đòi hỏi các nhà thầu chuyên nghiệp mới thi công được. Như gói thầu số 9, do nhà thầu Công ty Sài Gòn Thương Mại thi công. Tháng 8/2013, khi nhà thầu Sông Hồng 36 bàn giao lại, liền gặp mùa mưa. Tại đây người dân Tây Nguyên gọi là “rốn lầy lội” trên QL14.

Ngay đoạn qua Chợ Phang Prang, sình lầy nhiều năm, nền đất quá yếu, nhà thầu phải xử lý nền móng sâu tới hàng mét. Không những vậy, ngay tại chợ nên rất vướng mặt bằng và ảnh hưởng đến công việc buôn bán của nhân dân, nến rất nhiều hộ dân ra cản trở thi công. Hai bên lề đường lại gặp phải những công trình công cộng khác, như hệ thống nước sạch, hệ thống điện lưới…

Thế nhưng với việc chọn nhà thầu kinh nghiệm, nên đến giữa tháng 5/2015 đã thảm xong bê tông nhựa, đến nay cơ bản đã hoàn thành gói thầu.

Việc xây dựng cầu Krông Búk cũng là một thành công ngoài sức tưởng tượng mà chỉ có nhà thầu quân đội, với tinh thần người lính mới thi công kịp tiến độ.

1
Cầu Krông Busk mang lại nét đẹp lãng mạn cho trung tâm huyện Krông Búk

Cuối năm 2013, khi Tây Nguyên bắt đầu vào mùa khô, khi tất cả các gói thầu cầu, đường trên dự án mở rộng đường HCM qua Tây Nguyên đã được khởi công đồng loạt, thì dự án cầu Krông Búk vẫn đang nằm trên bàn giấy.

Theo sự chỉ đạo của Ban QLDA đường HCM, đơn vị nhận thầu - Tổng công ty 789 (Bộ quốc phòng) đã huy động tổng lực máy móc, thiết bị, nhân lực đến hiện trường. Bà Cao Thị Lan, Giám đốc Chi nhánh 789.6 (Tổng công ty 789), cho biết: Lúc đó cả đơn vị quản lý, đơn vị tư vấn giám sát, đến nhà thầu đều nghĩ rằng việc điều chỉnh thiết kế dự án cũng nhanh thôi. Ai ngờ đến cuối tháng 4/2014, nhà thầu mới nhận được quyết định chính thức triển khai thi công dự án. Thiết kế thay đổi, giảm đầu tư đến gần 50%, đơn cử như mặt cầu có chiều rộng 24m, nay giảm xuống còn 12m.

Khởi công cuối tháng 4/2014, do chậm tiến độ, nên đơn vị thi công phát động ngay thi đua, đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, câu chuyện giải phóng mặt bằng lại không đơn giản. Hàng trăm mét đường dẫn, lúc đó vẫn chưa được người dân chấp nhận phương án giải toả đền bù với chính quyền, cho nên nhà thầu không thể mở đường công vụ vào thi công. Trước tình hình đó, Ban QLDA đường HCM, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu phải đến từng hộ dân động viên họ cho mở đường công vụ với chiều rộng 3m. Và để người dân đồng ý, nhà thầu hỗ trợ (ngoài kinh phí chính quyền đền bù cho người dân) mỗi cây cà phê được nhận thêm 500.000 đồng.

Theo chỉ đạo của Ban QLDA đường HCM, vào mùa mưa Tây Nguyên (từ tháng 5 đến 10) các nhà thầu phải tập trung tập kết vật liệu, còn các hạng mục khác chỉ thi công nếu không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tuy  nhiên, dự án cầu Krông Búk vẫn cần phải thi công đồng bộ, nếu không sẽ bị chậm tiến độ, không thể hoàn thành vào tháng 6/2015, như cam kết. Việc đầu tiên là mở đường công vụ, đã vấp phải khó khăn với độ dốc đến hơn 10% và nền đất đỏ ba zan khiến mưa thì vô cùng lấy lội, lòng sông cạn đầy sình lầy, lại rất sâu. Chiều cao thân mố cầu đoạn sâu nhất đến 25m. Lúc đó, nhà thầu buộc phải áp dụng giải pháp mua hàng trăm khối đá hộc và đá cấp phối để thi công đường công vụ, phần việc phát sinh này không có trong thiết kế, nên kinh phí nhà thầu phải tự bỏ ra.

Ông Tống Anh Tuấn, Phó kỹ sư trưởng thường trực của đơn vị Tư vấn giám sát, cho biết: Cầu được xây dựng trên vùng sình lầy, lại gặp mùa mưa nên rất khó thi công các mố cầu. Nhất là mố cầu thứ 2 và thứ 3 nằm trên nền bùn nhão, cần phải điều chỉnh phương án thi công trong thiết kế. Nếu đợi điều chỉnh lại thiết kế thì phải ngừng thi câu một thời gian lâu nữa, chính vì vậy, đơn vị tư vấn giám sát đưa phương án nhà thầu mua một loạt tấm tôn lót trên mặt nền đất nhão. Dĩ nhiên đây là phần việc ngoài thiết kế nên kinh phí nhà thầu phải tự bỏ ra.

Đến nay, với sự phấn đấu của những người lính cầu K rông Busk đã thông cầu, bảo đảm đúng tiến độ hoàn thành toàn tuyến vào tháng 6/2015.

Một số hình ảnh đẹp đường HCM qua Đắk Lắk:

7
Con đường đẹp, phảng phất xương mù bay trên những tán lá cây
6
Đẹp như một dải lụa giữa bạt ngàn Tây Nguyên
2
Con đường đi lẩn khuất trong những cánh rừng thông

8

Với góc hình nghiêng, đường HCM thật đẹp

 

Nguồn: baogiaothong.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây