Tại cuộc họp các đại biểu đã nghe lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế - đơn vị chủ trì trình Đề án và Viện Chiến lược và Phát triển GTVT - đơn vị chủ trì soạn thảo trình bày mục tiêu, phạm vi, nội dung và sản phẩm của Đề án.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm giới thiệu và thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành GTVT, giảm áp lực đầu tư công vào ngành, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu đầu tư, huy động nguồn lực đột phá để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Phạm vi của Đề án sẽ bao gồm các dự án công trinh thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không và một số lĩnh vực khác như tổ chức và quản lý vận tải, logistics, hệ thống cơ sở dữ liệu, và một số dịch vụ đã và đang được xã hội hóa từ nay đến năm 2020 phù hợp với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) và các hình thức PPP. Dự kiến sản phẩm cuối cùng của Đề án sẽ là Thuyết minh nội dung đề án và Ấn phẩm Chương trình và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, PPP) vào ngành Giao thông vận tải đến năm 2020” (gồm bản in và đĩa CD) với các nội dung: Giới thiệu các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phát triển ngành GTVT hiện nay; Danh mục các dự án, công trình GTVT kêu gọi đầu tư xây dựng và nhượng quyền khai thác, kinh doanh đến năm 2020 trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, cảng cạn, logistics; Danh mục các tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT muốn kêu gọi, tìm kiếm đối tác nước ngoài hợp tác đầu tư hoặc liên doanh, liên kết.
Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các đại biểu tham dự cuộc họp đã thảo luận và cho ý kiến về tên gọi, phạm vi, mục tiêu và sản phẩm của Đề án. Hầu hết các ý kiến cho rằng tên gọi chưa sát với nội dung của Đề án, đồng thời các đại biểu cũng cho rằng chỉ nên đưa một số dự án ưu tiên cần kêu gọi đầu tư và Đề án.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng Đề án cần bám sát vào vào nối dung, định hướng ban đầu là Chương trình và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, PPP) vào ngành Giao thông vận tải đến năm 2020. trong đó, phạm vi của Đề án phải bao trùm tất cả các lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ của ngành GTVT mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia. Đề án phải thực hiện được mục tiêu là cung cấp thông tin cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài về cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm cả chính sách thu hút đầu tư chung và cơ chế chính sách riêng cho các lĩnh vực ngành GTVT, đồng thời đề án phải hướng dẫn để các nhà đầu tư có thể tiếp cận và tìm kiếm các thông tin sâu hơn. Bên cạnh đó, Đề án cũng phải trình bày được một số giải pháp của ngành GTVT trong tăng cường thu hút vốn đầu tư. Từ đó sản phẩm của Đề án phải được trình bày dưới dạng Website trong đó phải tóm tắt lại các cơ chế, chính sách hiện hành, những ưu đãi có thể, các trình tự thủ tục phải thực hiện, các cơ quan cần phải liên hệ, những định hướng lớn và giải pháp (các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, các dự án thực hiện thí điểm...), các danh mục đầu tư. Do Việc cung cấp thông tin dưới dạng website, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan soạn thảo cần thêm vào Đề án việc phân công tổ chức thực hiện trong dó phân rõ vai trò, công việc của các Cục, Vụ, Trung tâm Công nghệ thông tin trong công tác cung cấp, cập nhật thông tin.
Thứ trưởng yêu cầu Viện Chiến lược và phát triển GTVT phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các Cục, Vụ liên quan hoàn thành Đề án trong quý 1 năm 2015.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện