Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp
nghe báo cáo phương án đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi
Báo cáo về phương án nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư hiệu quả để đảm bảo ATGT đường thủy và đường sắt cầu Bình Lợi, phía Tư vấn cho biết: Việc đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi cần thiết không những cho giai đoạn trước mắt mà còn phù hợp với quy hoạch phát triển trong tương lai giai đoạn 2020 và sau năm 2020 của đường sắt khu vực TP. HCM. Bên cạnh đó, cầu Bình Lợi sau hơn 110 năm khai thác đã bị xuống cấp; chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu thấp nên từng có nhiều va chạm giữa các tàu thuyền khi lưu thông qua cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông đường sắt; tĩnh không thuyền thấp làm hạn chế nhiều đến năng lực vận tải đường thủy qua khu vực này và không đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu của Dự án từ khu Trảng Bom - Hòa Hưng; khu vực sông Sài Gòn đoạn qua cầu Bình Lợi. Dự án có điểm đầu từ Km1716+600 và điểm cuối tại Km1719+900.
Tại cuộc họp, Tư vấn đưa ra các phương án đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Theo đó, phương án 1A là cải tạo, sửa chữa thành cầu quay; phương án 1B là cải tạo, sửa chữa thành cầu cất; phương án 1C là cải tạo và sửa chữa nâng toàn bộ cầu cũ; phương án 2A sẽ xây dựng mới cầu Bình Lợi (không di dời ga Bình Triệu); phương án 2B sẽ xây dựng mới cầu Bình Lợi và di dời ga Bình Triệu
Theo nghiên cứu của đơn vị tư vấn, các phương án đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi (TP. HCM) trên tuyến đường sắt Bắc - Nam được dựa trên nguyên tắc nâng cao an toàn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa khu vực cầu Bình Lợi; đảm bảo giao thông thông suốt cho cả đường sắt và đường thủy trong quá trình khai thác; đảm bảo khả thi về nguồn vốn đầu tư; có tính kế thừa, phù hợp với quy hoạch phát triển đường sắt; phương án thi công phải hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng công tác chạy tàu hàng ngày trên khu gian Bình Triệu - Hòa Hưng.
Tháng 10/2014 sẽ khởi công
Dự án xây dựng cầu Bình Lợi trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
Trên cơ sở các phương án đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi (TP. HCM) trên tuyến đường sắt Bắc - Nam mà Tư vấn đưa ra, lãnh đạo các đơn vị dự họp đều cho rằng phương án 2A là phương án đáp ứng được các yêu cầu đề ra và giải quyết triệt đề được các vấn đề.
“Phương án đề nghị đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi này được Tổng công ty Đường sắt VN rất quan tâm. Tổng công ty rất mong muốn đầu tư cải tạo xây dựng đường sắt qua cầu nay, trước hết là để đảm bảo an toàn cho cả đường thủy và đường sắt cũng như đảm bảo giao thông vận tải thông suốt. Tổng công ty ủng hộ phương án 2A” - Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN Vũ Tá Tùng nhấn mạnh.
Đồng tình với việc lựa chọn phương án 2A, ông Bùi Khắc Điệp - Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng cho rằng: Phương án này giải quyết triệt để các vấn đề, phù hợp với Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng và phù hợp với quy hoạch của TP. HCM. Tuy nhiên, trong phương án này sẽ phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nếu việc này chậm triển khai thì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện Dự án.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện