Theo đó, Đề án nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB); đảm bảo mặt đường êm thuận, hạn chế hư hỏng nền, mặt đường và công trình; tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện tham gia giao thông và đảm bảo an toàn giao thông (ATGT); Tiết kiệm kinh phí, nhân lực, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; hạn chế thay đổi, xáo trộn bộ máy tổ chức, hạn chế tăng biên chế, kinh phí; Tận dụng các kết quả đã thực hiện tốt, tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật của các nước tiên tiến, khắc phục các tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGTĐB; Phù hợp đối tượng và phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; Không trùng lặp và tận dụng kết quả của các Đề án, Chương trình khác và công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác KCHTGTĐB.
Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì KCHTGTĐB; đảm bảo hiệu quả và chất lượng khai thác KCHTGTĐB trên hệ thống quốc lộ; Khuyến khích áp dụng Đề án đối với hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý KCHTGTĐB, trọng tâm là đường bộ, hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB) và các công trình khác trên đường bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giao thông trên đường bộ thông suốt, an toàn; Giảm các chỉ tiêu về thời gian hành trình, nhiên liệu và hao mòn phương tiện; Giữ gìn, kéo dài tuổi thọ công trình, góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa, bảo trì, đồng thời đảm bảo KCHTGTĐB bền vững và thân thiện với môi trường; Triển khai thực hiện các cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng tài sản KCHTGTĐB sẽ tạo thêm nguồn lực xã hội, giảm chi phí của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các nội dung và giải pháp được đề ra trong Đề án gồm: Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý, vận hành hệ thống quốc lộ; Công tác quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác công trình đường bộ; Với công tác tổ chức giao thông, an toàn giao thông; Phương tiện tham gia giao thông; Quản lý khai thác các công trình đặc biệt và vật tư dự phòng; Đối với các tuyến đường BOT, đường do Tổng công ly Đầu tư phát triển đường cao tổc Việt Nam (VEC) hoặc Doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác; Hồ sơ tài liệu sau khi hoàn thành công trình bàn giao cho Cơ quan quản lý đường bộ.
Cầu Cần Thơ
Đề án quy định tổ chức thực hiện cho từng đơn vị: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông; Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Vụ Kế hoạch đầu tư; Vụ Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Ban PPP; Vụ Vận tải; Vụ An toàn giao thông; Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam và các Ban QLDA./.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện