Trong ngành xây dựng dân dụng, loại cọc tiết diện nhỏ có thể sử dụng trong các công trình có tải trọng nhỏ và trung bình, trong việc gia cường nền móng các công trình bị hư hại do lún hoặc cần cơi nới tầng nhà ở cũ. Việc ứng dụng loại cọc này trong gia cố sửa chữa công trình giao thông chưa được đề cập nhiều ở Việt Nam mặc dù đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước.
Trong chiến lược phát triển và tăng cường ứng dụng Khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng theo Quyết định 3554/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 đã đề cập đến việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cọc Micropile. Trong năm 2016, Bộ GTVT sẽ công bố tiêu chuẩn thiết kế cầu mới thay thế cho tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, tiêu chuẩn được các chuyên gia của Bộ GTVT xây dựng trên cơ sở biên dịch theo tiêu chuẩn AASHTO 2012, cập nhập AASHTO 2014, trong đó có bổ sung chương 10 về thiết kế cọc siêu nhỏ - Micropile. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về nguyên lý tính toán thiết kế, yêu cầu về vật liệu chế tạo, máy móc và thiết bị thi công, biện pháp thi công cũng như kiểm soát chất lượng thi công để áp dụng cọc Micropile vào công trình giao thông Việt Nam là điều hết sức cần thiết.
Năm 2014, Bộ GTVT giao cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cọc tiết diện nhỏ Micropipe trong công trình giao thông ở Việt Nam”, mã số: DT144002
Ngày 23/1/2016, Bộ GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ. Tham dự cuộc họp có PGS.TS. Hoàng Hà – Vụ trưởng Khoa học công nghệ, chủ tịch Hội đồng, chủ trì buổi họp, các thành viên Hội đồng theo Quyết định số 3932/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ GTVT, TS. Đỗ Hữu Thắng - đại diện cơ quan chủ trì thực hiện và nhóm thực hiện.
Tại buổi họp, ThS. Nguyễn Kim Thành đã trình bày tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu đã thực hiện:
Nhóm đề tài đã tập trung vào hướng nghiên cứu ứng dụng hệ cọc Micropile- một loại hình kết cấu cọc có thể áp dụng hiệu quả trong một số trường hợp như sửa chữa gia cố kết cấu móng trụ trong điều kiện bị hạn chế về không gian và hạn chế khác. Đây là hướng đi phù hợp theo định hướng ứng dụng các công nghệ mới (chưa áp dụng ở Việt Nam) để giảm giá thành xây dựng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng.
Phần đóng góp của Đề tài là nghiên cứu các kết quả đạt được theo hướng nghiên cứu của nước ngoài đặc biệt là kinh nghiệm của Hoa Kỳ mà đã đúc kết trong tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2010 và 2012, tài liệu Paul J. Sabatini, FHWA NHI-05-039, 2005 đây là cơ sở để đưa nội dung cọc Micropile bổ sung vào Chương 10 trong AASHTO LRFD 2010. Đồng thời Đề tài tham khảo các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, các nước Châu âu để có thể nghiên cứu thử ứng dụng trong điều kiện Việt Nam thông qua tìm hiểu các trường hợp hư hỏng kết cấu phần dưới hay sụt trượt của công trình đường để xác định phạm vi áp dụng cọc Micropile đối với côngtrìnhgiaothông.
Đề tài đã tổng hợp, phân tích ưu nhược điểm của giải pháp thiết kế và thi công công nghệ cọc Micropile. Nêu ra khả năng áp dụng hiệu quả cho gia cố móng mố trụ cầu và các công trình chống sụt trượt ở Việt Nam; Đã biên soạn được các Dự thảo chỉ dẫn kỹ thuật về thiết kế, thi công và kiểm soát chất lượng cọc Micropile, chỉ dẫn được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu Paul J. Sabatini, FHWA NHI-05-039, 2005 và tài liệu Tiêu chuẩn BS 8081:1989, Neo trong đất, NXB Xây dựng, đồng thời xem xét lựa chọn các yêu cầu về vật liệu, quy định về máy móc thi công, biện pháp kiểm soát chất lượng phù hợp với điều kiệnViệt Nam; các tài liệu trên sẽ là chỉ dẫn hiệu quả đối với các chủ đầu tư, nhà thầu trong quá trình thi công cọc Micropile trong thời gian tới.
Với kết quả đạt được, đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại khá. Theo yêu cầu của Hội đồng, chủ nhiệm đề tài tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung theo các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện thủ tục trình Bộ theo quy định.
Một số hình ảnh cuộc họp
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện