Hội thảo luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đặc tính biến dạng vĩnh cửu của bê tông nhựa mặt đường Việt Nam”, của NCS Bùi Ngọc Hưng

Thứ năm - 17/09/2015 13:00. Xem: 138
Trên thế giới, hiện tượng hư hỏng hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) xảy ra khá phổ biến trong kết cấu mặt đường BTN trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, từ sau năm 2008, dạng hư hỏng này bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ rệt và đặc biệt sự xuất hiện HLVBX sớm ngay khi đưa công trình vào khai thác đang là một trong những vấn đề được Bộ GTVT cũng như toàn xã hội quan tâm, điển hình tại các dự án: QL 1, Đại lộ Đông – Tây, QL 5, Cầu Thanh Trì, Cầu Nam Bến Thủy, QL 18, QL 3...  HLVBX là một vấn đề khoa học phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Để đưa ra các giải pháp khắc phục triệt để và giảm thiểu hư hỏng này cần có những nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến HLVBX và độ bền mỏi qua các kết quả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Với lý do này, NCS. Bùi Ngọc Hưng đã lựa chọn nghiên cứu đặc tính biến dạng vĩnh cửu của bê tông nhựa mặt đường Việt Nam cho Luận văn tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của GS.TS  Dương Học Hải và PGS.TS Vũ Đức Chính.

Ngày 15/9/2015, từ kết quả nghiên cứu, khảo sát-thực nghiệm của nghiên cứu sinh, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, đơn vị đào tạo đã tổ chức Hội thảo luận án tiến sĩ  Nghiên cứu đặc tính biến dạng vĩnh cửu của bê tông nhựa mặt đường Việt Nam”. Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia đầu ngành, giới chuyên môn quan tâm đến từ các trường đại học và các viện nghiên cứu. 

Tại Hội thảo, NCS. Bùi Ngọc Hưng trình bày tóm tắt nội dung luận văn và những kết quả đạt được, gồm: phân tích và đánh giá cơ sở lý thuyết về HLVBX; nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến HLVBX mặt đường BTN có xét tới mối quan hệ giữa HLVBX và độ bền mỏi của BTN; nghiên cứu, phân tích các kết quả khảo sát hiện trường tại một số dự án điển hình có hư hỏng HLVBX; nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của nguồn gốc đá dăm, mức độ ”thô” của cấp phối cốt liệu, loại nhựa đường đến khả năng kháng HLVBX của mẫu BTN và kiểm chứng độ bền mỏi của mẫu BTN tương ứng với mức độ ”thô” của cấp phối cốt liệu.

Luận án nghiên cứu thực sự có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn với việc định hướng cho các nghiên cứu về HLVBX phù hợp điều kiện của Việt Nam và xây dựng được tương quan thực nghiệm giữa chỉ tiêu HLVBX và độ bền mỏi của BTNC 12,5 và BTNC 19 để từ đó đưa ra được giải pháp hiệu quả giảm thiểu HLVBX đối với hai loại kết cấu BTN này.

 

Một số hình ảnh Hội thảo

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây