Ở Việt Nam, với đặc thù là có nhiều vùng có nền đất yếu, việc xử lý nền móng công trình lại càng trở nên cần thiết. Hiện nay, cùng với các công ty nước ngoài về lĩnh vực khảo sát địa chất, thi công xử lý nền móng công trình, các đơn vị thi công của Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều công trình với các công nghệ thi công của các nước tiên tiến trên thế giới và đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Với các hệ thống thiết bị, cảm biến đo ALNLR được nhập khẩu từ nước ngoài, các công trình xây dựng giao thông nói riêng (đường, cầu, cảng...) và các công trình xây dựng lớn nói chung (đập thủy điện, nhà ga, siêu thị,...) đã được thi công xử lý ngày càng nhiều. Trong quá trình thi công xử lý nền móng công trình, việc xác định ALNLR có tác dụng giúp cho đơn vị thi công có thể tính toán để điều chỉnh tốc độ đắp nền, khối lượng đắp nền. Sau khi đắp đủ tải theo thiết kế, lúc này việc xác định ALNLR nhằm mục đích đánh giá chất lượng của nền đất sau khi thi công. Tuy nhiên, một số vấn đề mà các đơn vị trong nước đang gặp phải là: sử dụng thiết bị của nước ngoài; việc theo dõi xác định giá trị không được thực hiện liên tục; trong trường hợp diện tích nền của công trình lớn, số lượng điểm cần phải xác định nhiều thì việc xác định áp lực nước lỗ rỗng sẽ gặp khó khăn vì mất nhiều thời gian đo.
Mục tiêu của đề tài là: nghiên cứu làm chủ công nghệ quan trắc ALNLR, thiết kế và chế tạo hệ thống quan trắc ALNLR theo thời gian thực phù hợp với trình độ chế tạo trong nước và đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu, từ đó thực hiện tự động hóa quá trình quan trắc ALNLR, làm giảm chi phí đầu tư trang thiết bị cũng như chi phí thực hiện kiểm tra, đo giá trị ALNLR trong quá trình xử lý nền đất yếu.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại cuộc họp nghiệm thu cấp cơ sở tổ chức ngày 29/12/2014, sau khi chỉnh sửa bổ sung, Chủ nhiệm đề tài cùng nhóm nghiên cứu đã hoàn thành nội dung đề tài.
Ngày 29/7/2015, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đánh giá nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quan trắc áp lực nước lỗ rỗng phục vụ xây dựng công trình trên nền đất yếu”, mã số: DT144036.
Tham dự cuộc họp có đầy đủ các thành viên Hội đồng KHCN cấp Bộ đánh giá nghiệm thu Đề tài theo Quyết định số 942/QĐ-BGTVT ngày 23/3/2015 của Bộ Giao thông vận tải do ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT, Chủ tịch Hội đồng.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Đề tài đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện với các nội dung chính:
+ Tổng quan tình hình quan trắc áp lực nước trên thế giới, ở Việt Nam, sự cần thiết của Đề tài
+ Lựa chọn phương pháp đo, cảm biến đo
+ Thiết kế phần cứng hệ thống
+ Thiết kế phần mềm hệ thống
+ Lắp ráp, hiệu chỉnh, thử nghiệm
+ Kết luận, kiến nghị
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, cùng với các sản phẩm của đề tài, Hội đồng đánh giá đề tài đã hoàn thành các nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào thực tế. Đồng thời, Hội đồng yêu cầu nhóm nghiên cứu hoàn thiện nội dung của đề tài theo các ý kiến đóng góp của Hội đồng và hoàn thiện thủ tục nghiệm thu trình Bộ theo quy định.
Một số hình ảnh buổi họp
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện