Tuyến tường Cộng Hòa, gần sân bay Tân Sơn Nhất, thường xuyên kẹt xe. Ảnh: Thành Nguyễn
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, tăng thêm 2.400 tỷ. Trong đó, chi phí xây lắp hơn 1.735 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 2.640 tỷ đồng, còn lại là kinh phí quản lý dự án, tư vấn, dự phòng...
Lý do thay đổi quy mô dự án là Bộ Giao thông Vận tải đã duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất tới năm 2030 - xây thêm nhà ga T3 - nâng công suất sân bay lên gấp đôi (50 triệu lượt hành khách mỗi năm) khiến áp lực giao thông quanh sân bay sẽ tăng cao.
Công trình thay vì bốn đoạn với quy mô 4 làn xe rộng 20 - 22 m như năm 2016 (đã được HĐND TP HCM thông qua chủ trương) thì nay dự án được điều chỉnh thành 5 đoạn với quy mô 6 làn, rộng 29,5 - 48 m. Thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.
Tổng chiều dài khoảng 4,4 km, đường mới có lộ trình: Trần Quốc Hoàn - Thăng Long - trạm gác quân đội (Phan Thúc Duyện) - đường 18E - đường C2 - Hoàng Hoa Thám - đường C12 - Cộng Hòa.
Các công trình trên tuyến sẽ có hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng mới hầm chui tại nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện và nút giao Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý.
"Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn và đường Cộng Hòa đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo", Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến (Chủ tịch Hội đồng Thẩm định TP HCM) kết luận trong báo cáo gửi chủ đầu tư.
Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đã cập nhật đơn giá đất mới của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình với giá đất hơn 156 triệu đồng mỗi m2, giá bồi thường nhà gần 7 triệu đồng mỗi m2.
Nguồn: baodautu.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện