Phát hiện những hạn chế, bất cập để kịp thời đề xuất những giải pháp xử lý, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong khuyến khích đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT đúng quy định của pháp luật - đó là mục đích của chương trình giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT.
Đoàn giám sát kiểm tra tại Dự án mở rộng QL1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn)
- Km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê
Tại địa bàn tỉnh Nghệ An, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đi thực địa các địa điểm gồm: Đoàn trực tiếp kiểm tra hiện trường tại Dự án mở rộng QL1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn) - Km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 412 ngày 20/2/2013 với nguồn vốn tư nhân do Liên danh Tổng công ty 319 - Cienco4 thi công.
Dự án được sử dụng nguồn vốn thu phí tại trạm thu phí Hoàng Mai để hoàn vốn từ ngày 1/5/2015. Theo thời gian hợp đồng giữa Bộ GTVT và Liên danh Nhà đầu tư dự kiến là 17 năm 5 tháng 15 ngày.
Tiếp đó, Đoàn giám sát thực địa Dự án nút giao khác mức giữa QL1 với QL 48B là đoạn QL48B nối từ nút giao đến cảng Lạch Quèn với tổng mức đầu tư 371,11 tỷ đồng (được bổ sung vào Dự án mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn - cầu Giát) và Dự án tuyến đường tránh TP Vinh.
Tại những công trình Đoàn kiểm tra, nhà thầu, đơn vị quản lý Dự án BOT là Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 và Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng đã cung cấp một số vấn đề liên quan đến nguồn vốn, thời gian thi công, chiều dài tuyến, phương thức quản lý, khai thác công trình sau khi hoàn thành với Đoàn giám sát của Quốc hội.
Đoàn Giám sát tình trạng hằn, lún vệt bánh xe tại QL1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Thanh Lê
Từ kết quả thực tế, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập hợp, rà soát, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá lại hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo mô hình BOT.
Đồng thời phát hiện những hạn chế, bất cập để kịp thời đề xuất những giải pháp xử lý, từ đó hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong khuyến khích đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT đúng quy định của pháp luật.
Sau chương trình khảo sát thực địa, sáng 21/3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng - xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết về lập đoàn giám sát các công trình giao thông được xây dựng bằng hình thức BOT - xây dựng, kinh doanh và chuyển giao. Đây là lần đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giám sát một hình thức đầu tư riêng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Dự kiến, Đoàn giám sát sẽ thực hiện trên phạm vi cả nước, các công trình nằm trong tầm giám sát là dự án được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2011 - 2016. Mục đích của giám sát là rà soát, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo mô hình BOT.
Nguồn: Báo Nghệ An
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện