Theo đó, Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột ki-lô-mét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.
Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho
tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam
Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).
Về tổ chức thực hiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn trên toàn mạng lưới đường bộ; triển khai thực hiện trên hệ thống quốc lộ; xây dựng các bộ định hình hướng dẫn việc thiết kế và lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ theo Quy chuẩn này.
Sở GTVT có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chuẩn trên hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính.
Vụ Khoa học công nghệ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016 và thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.
Nguồn: mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện