Theo Đề án, quan điểm thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhằm phát triển ngành GTVT thành ngành mũi nhọn, có năng lực quản lý điều hành tiên tiến, phương tiện thiết bị mới, ứng dụng công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân lực dồi dào, có trình độ cao; gắn hiện đại hoá - công nghiệp hoá Bộ GTVT với tăng cường bảo đảm an ninh, quốc phòng và công tác quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững, phát huy tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng biển để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, kết hợp phát triển từng bước vững chắc với đột phá đi thẳng vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, kết hợp các phương thức vận tải, liên kết các vùng lãnh thổ, đảm bảo khai thác hiệu quả, an toàn, bền vững; phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đa phương thức và logistics; ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng vận tải, chi phí hợp lý; kết hợp đầu tư mới với nâng cấp cải tạo, đầu tư chiều sâu hiện đại hóa công nghiệp giao thông vận tải tập trung vào công nghiệp đóng tàu, ôtô, cơ khí đường sắt; phát triển giao thông địa phương phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển giao thông vận tải.
Với quan điểm trên, Bộ GTVT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý tập trung từ Bộ tới các đơn vị cấp dưới trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để hình thành Bộ điện tử, sẵn sàng kết nối với Chính phủ để hình thành Chính phủ điện tử. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan, đơn vị trong Bộ GTVT. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành, tạo tính kết nối ngang, dọc để giảm các chi phí đầu tư, nghiên cứu. Từng bước đầu tư hệ thống nhà xưởng, trang bị các trang thiết bị hiện đại tiên tiến... phục vụ cho công tác sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, điều hành dự án, sản xuất để nâng cao chất lượng quản lý điều hành; sử dụng vật liệu mới để tăng hiệu quả sử dụng... Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý mới, tăng cường đào tạo chuyên sâu, tiến tới các cán bộ chủ chốt sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ. Định hướng đến năm 2030, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Phát triển sâu rộng, đồng bộ phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu này, Đề án đã phân tích đánh giá thực trạng về quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Bộ GTVT, chỉ ra các nhiệm vụ, công việc phải thực hiện. Trong đó tập trung vào hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh - ứng dụng triệt để công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường vào sản xuất kinh doanh cũng như chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp thực hiện Đề án được tập trung vào giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về vốn, về công tác chỉ đạo điều hành thực hiện Đề án.
DT
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện