Họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài cấp Bộ năm 2011 – 2012 “Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer compozit chịu khí hậu nhiệt đới và công nghệ ứng dụng để gia cố cầu bê tông cốt thép”

Thứ năm - 10/10/2013 13:00. Xem: 144
Normal 0 false false false EN-US ZH-CN X-NONE

Vật liệu polymer compozit (PC) có lịch sử phát triển từ rất sớm và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp, dân dụng, y tế, thể thao, giao thông vận tải, xây dựng cho đến các ngành công nghiệp nặng (đóng tàu, hóa chất, điện lực…) và trong ngành hàng không vũ trụ.

 Việc áp dụng vật liệu polymer compozit trong ngành giao thông vận tải để sửa chữa, gia cố các công trình (chủ yếu là bê tông và kim loại) đã trở thành một xu hướng mới được nghiên cứu và triển khai tại các nước phát triển vào những năm 1990. Hiện nay, tại nước ta, mặc dù vật liệu polymer compozit có mặt từ những năm 1970 nhưng việc ứng dụng vật liệu này để gia cố sửa chữa các công trình bằng bê tông cốt thép trong ngành giao thông vận tải vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, phương pháp áp dụng chưa hiện đại, hầu hết các nguyên vật liệu phải nhập ngoại và phụ thuộc vào các hãng cung cấp. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo vật liệu PC gia cường bằng nhiều loại sợi và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong công tác sửa chữa cầu bê tông cốt thép là thực sự cần thiết. Với mục tiêu đó, từ năm 2011, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã được Bộ GTVT giao triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer compozit chịu khí hậu nhiệt đới và công nghệ ứng dụng để gia cố cầu bê tông cốt thép” với mã số DT114023 do ThS. Nguyễn Thúy Hằng làm Chủ nhiệm đề tài.

 Ngày 02/10/2013, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài trên. Tham dự cuộc họp có các thành viên của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở theo Quyết định số 1756/QĐ-VKHCN ngày 27/09/2013 của Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

Tại hội nghị, hội đồng nhận xét đề tài đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết nghiên cứu tổng quan về vật liệu polymer compozit gia cường bằng sợi thủy tinh và sợi cacbon cho kết cấu bê tông cốt thép trên thế giới và ở Việt Nam, các nhu cầu cũng như những ứng dụng của loại vật liệu này trong ngành giao thông vận tải. Qua đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố (bản chất, hàm lượng chất khởi đầu quang, thời gian và khoảng cách chiếu tia UV, chiều dày lớp vật liệu, loại vải gia cường và tỷ lệ sợi/nhựa) đến các đặc tính của nhựa polyester không no, vinyleste cũng như vật liệu PC trên cơ sở các loại nhựa này. Các kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện thích hợp để gia công vật liệu: chất khởi dầu quang CKQ-NT3, hàm lượng 1%, thời gian chiếu 500s và khoảng cách chiếu 30-40 cm. Quá trình nghiên cứu đã áp dụng công nghệ túi hút chân không trong quá trình đóng rắn vật liệu PC bằng bức xạ UV cho thấy độ bền của vật liệu tăng lên đáng kể so với phương pháp lăn ép bằng tay. Ngoài ra, đề tài đã tiến hành nghiên cứu chế tạo dầm cầu trong phòng thí nghiệm và tiến hành gia cố bằng vật liệu PC. Các kết quả thu được cho thấy dầm có gia cường đã cải thiện đáng kể khả năng chịu lực. Sản phẩm nghiên cứu đã thử nghiệm tại hiện trường cầu KU2 bắc qua sông Kim Ngưu và cho kết quả khả quan với dầm cầu được gia cường thêm vật liệu PC.

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, Hội đồng đánh giá đề tài đã hoàn thành các nội dung và mục tiêu nghiên cứu, sản phẩm của đề tài có giá trị và có thể áp dụng vào thực tế hoạt động của ngành giao thông vận tải. Đồng thời, Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu hoàn thiện đề tài theo biên bản họp hội đồng và làm thủ tục trình Bộ GTVT nghiệm thu theo quy định. 

 
 

ThS. Nguyễn Thúy Hằng (Chủ nhiệm đề tài) trình bày kết quả nội dung nghiên cứu tại hội nghị

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây