Họp Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu ứng dụng lưới địa kỹ thuật gia cường cho nền đắp trong xây dựng công trình giao thông”

Thứ ba - 15/10/2013 13:00. Xem: 182
Normal 0 false false false EN-US ZH-CN X-NONE

Tham dự cuộc họp có đầy đủ các thành viên của Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Bộ theo Quyết định số 755/QĐ-BGTVT ngày 27/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tại Hội nghị, ThS. Chu Quốc Dũng – Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt về kết quả nghiên cứu gồm các nội dung chính sau:

1. Tổng quan về các loại vật liệu gia cường cho nền đất đắp trong và ngoài nước.

2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tương tác giữa lưới địa kỹ thuật và đất đắp trong kết cấu nền đường đắp.

3. Nghiên cứu công nghệ thi công và một số ứng dụng của lưới địa kỹ thuật.

4. Nghiên cứu đề xuất phạm vi áp dụng lưới địa kỹ thuật gia cường cho nền đường đắp.

5. Kết luận, kiến nghị và đóng góp của đề tài.

 

Như đã biết nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường độ và độ ổn định cho kết cấu mặt đường, nó là nền tảng của áo đường. Cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử dụng của kết cấu áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ ổn định của nền đường. Nền đường yếu, mặt đường sẽ nhanh biến dạng, rạn nứt và hư hỏng. Cho nên trong bất kỳ tình huống nào, nền đường cũng phải ổn định và đủ cường độ. Đủ khả năng chống lại các tác nhân phá hoại từ bên ngoài. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường là tính chất đất của nền đường, phương pháp đắp, chất lượng đầm nèn, vật tư gia cố, biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường. Để giải quyết những yếu tố trên cần phải cải thiện được các chỉ tiêu kết cấu của đất, cụ thể là góc ma sát trong và lực dính, tăng tốc độ thoát nước lỗ rỗng và nếu có thể thì cải thiện phân bố tải trọng tác động lên công trình. Thỏa mãn các yêu cầu này, chỉ có thể bằng giải pháp "nội tạng", tức là gia cường cốt cho đất và tiêu rút nước lỗ rỗng từ thân công trình.

Đất có cốt là một loại vật liệu tổ hợp, thực chất là vẫn dùng đất thiên nhiên để xây dựng công trình nhưng trong đất có bố trí các lớp cốt bằng vật liệu chịu được lực kéo theo các hướng nhất định. Thông qua sức neo bám (do ma sát, dính và neo bám) giữa đất với vật liệu cốt mà vật liệu tổ hợp đất có cốt này có được khả năng chịu kéo. Các loại vật liệu làm cốt, các đơn nguyên cốt được làm từ những loại vật liệu có khả năng chống suy giảm độ bền khi bị chôn vùi trong đất. Cốt có thể có dạng tấm, dạng lưới, dạng khung, dạng dải, dạng thanh .v.v. Chúng phải có khả năng chịu lực kéo và khả năng chống lại ảnh hưởng của biến dạng phát sinh trong vật liệu đắp.

Hiện tại phương pháp đất ổn định cơ học được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi, giao thông và xây dựng dân dụng, cụ thể như: Thi công đường đất và bãi đỗ xe; Đê và các công trình ngăn nước; Gia cố tường và mái dốc... cho phép áp dụng với nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao với các loại tường chắn xử lý mái dốc, qua các vùng đất yếu.

 Sau khi nghe ý kiến đánh giá của ủy viên phản biện và nhận xét của các thành viên, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ đã kết luận: Đề tài đã bám sát đề cương được duyêt, đảm bảo tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào thực tế hoạt động của ngành giao thông vận tải.

Hình ảnh trong phiên họp Hội đồng

 

 

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây