Nâng cao năng lực của ngành Giao thông vận tải trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ tư - 21/08/2019 13:00. Xem: 82
Chiều 21/8, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp để nghe ý kiến về Đề án nâng cao năng lực của ngành Giao thông vận tải để chủ động tiếp cận và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cùng dự có lãnh đạo các Vụ, Tổng cục, Cục, Viện nghiên cứu và các Trường Đại học trực thuộc Bộ.    

 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể  chủ trì cuộc họp

Theo Vụ Khoa học Công nghệ, Đề án nâng cao năng lực của ngành Giao thông vận tải để chủ động tiếp cận và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nhằm định hướng cho các đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải  và các chủ thể liên quan đến hoạt động của ngành chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của CMCN 4.0 của thế giới liên quan đến lĩnh vực GTVT. Qua đó, Đề án góp phần nâng cao năng lực để chủ động tiếp cận, tham gia và nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào công tác quản lý Nhà nước, phát triển sản xuất của ngành ở tất cả các lĩnh vực: xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và logicstic, công nghiệp GTVT, quản lý phượng tiện và người lái, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường trọng GTVT, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành GTVT và các ngành liên quan. Đề án sẽ thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ Khoa học và Công nghệ của CMCN 4.0 như: Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (Cyber - Physical Systems) công nghệ nano, tự động hóa,... vào thực tế quản lý và sản xuất của ngành GTVT. Phấn đấu đến năm 2025 ngành GTVT Việt Nam đủ năng lực, đạt mức độ sẵn sàng tiếp cận, tham gia CMCN 4.0 ngang với trình độ của ngành GTVT của các quốc gia tiên tiến trong khối ASEAN; Đến năm 2030 ngành GTVT Việt Nam đạt mức độ sẵn sàng tiếp cận, tham gia CMCN 4.0 ở trong tốp 3 dẫn đầu của ngành GTVT của các nước trong khối ASEAN.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đề ra 8 nhóm nội dung và giải pháp, đó là: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nưởc, điều hành sản xuất của ngành GTVT đáp ứng yêu cầu chủ động tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Tăng cường năng lực quản lý chất lượng xây dựng, bảo trì và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT hiện đại đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Nâng cao hiệu quả công tác điều hành tổ chức giao thông và an toàn giao thông ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Tăng cường năng lực trong sản xuất, chế tạo sản phẩm, quản lý chất lượng các sản phẩm công nghiệp ngành GTVT đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Nâng cao năng lực quản lý, phát triển vận tải và logicstic đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng Khoa học và Công nghệ, phát triển công nghệ và đối mới sảng tạo của ngành GTVT đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN4.0; Đổi mới cơ cẩu ngành nghề, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; Nâng cao năng lực tiếp cận, tham gia CMCN 4.0 của ngành GTVT về lĩnh vực hợp tác thu hút đầu tư và thông tin truyền thông.
Theo đó, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thế chế của ngành GTVT đáp ứng yêu cầu chủ động tiếp cận và tham gia CMCN 4.0, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ của cơ quan quản lý nhà nước ngành GTVT, triển khai các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành GTVT đổi mới, sáng tạo phát triển công nghệ đáp ứng xu thế phát triến của CMCN 4.0, Đề án cũng đưa ra các giải pháp triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và tự động hóa trong kết nối hệ thống quản lý chất lượng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT.

Đề án cũng góp phần trong điều hành, tổ chức giao thông, chống ùn tắc và an toàn giao thông, trong quản lý hoạt động vận tải, hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; Sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng, quản lý, bảo trì công trình giao thông; Sử dụng các công nghệ hiện đại trong kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các công trình giao thông; Phát triển ứng dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực đánh giá năng lực khai thác, đảm bảo an toàn cho các công trình, phương tiện giao thông.

Ngoài ra,  theo Đề án để nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng Khoa học và Công nghệ  đáp ứng yêu cầu tiếp cận và tham gia CMCN 4.0, thì cần phải đổi mới, hoàn thiện thế chế, tăng cường đồng bộ về tổ chức, năng lực hoạt động KHCN trong các lĩnh vực liên quan đến ngành GTVT đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyến giao công nghệ.

Tại cuộc họp lãnh đạo các Tổng cục,Cục cũng báo cáo cụ thể việc ứng dụng KHCN đặc biệt là ứng dụng CNTT trong công tác quản lý điều hành tại đơn vị, cũng như góp ý để hoàn thiện Đề án

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Vụ KHCN và các đơn vị tập trung cao độ, hoàn thiện sớm Đề án để trình tập thể lãnh đạo Bộ xem xét và ban hành trong năm nay.

Bộ trưởng yêu cầu Đề án cần trình bày cụ thể hơn các nhiệm vụ của từng Tổng cục, Cục, từng đơn vị mục tiêu đạt được trong 5 đến 10 năm nữa chứ không chỉ trình bày các nội dung chung chung. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể việc ứng dụng KHCN vào trong công tác quản lý, sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên, do vậy mỗi đơn vị, Tổng cục, Cục cần lựa chọn những nhiệm vụ vấn đề cụ thể mang tính cấp thiết, mang tính đột phá  để đưa vào Đề án làm sao trong thời gian có sự chuyển biến cơ bản trong ứng dụng KHCN vào công tác quản lý. Bên cạnh việc xác định rõ các mục tiêu nhiệm vụ trong Đề án, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tham gia xây dựng Đề án cần xác định sơ bộ kinh phí cần để thực hiện nhiệm vụ. Từ đó có cơ sở báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính sắp xếp, bố trí kinh phí.

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây