Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh được thực hiện theo Quyết định số 2708/QĐ-BGTVT ngày 17/12/2018 của Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Ban QLDA đường sắt là đại diện chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT. Dự án có chiều dài 319,02km, qua 06 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Điểm đầu tại ga Hà Nội. Điểm cuối tại ga Vinh (Km319+020). Tổng số ga trên khu đoạn là 36 ga. Thời gian thực hiện dự kiến từ 2018-2021.
Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn đường sắt Nha Trang - Sài Gòn được thực hiện theo Quyết định số 2878/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2018 của Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Ban QLDA đường sắt là đại diện chủ đầu tư. Liên danh tư vấn thực hiện là TEDI SOUTH -TEDI - TRICC. Dự án có chiều dài 411,27km, qua 06 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh. Tổng số trên khu đoạn là 36 ga. Thời gian thực hiện từ 2019-2021.
Ảnh minh họa
Tại cuộc họp, đại diện đơn vị Tư vấn đã trình bày và giải trình các ý kiến do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT đưa ra liên quan đến nội dung báo cáo đầu kỳ nghiên cứu khả thi các Dự án: Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - Sài Gòn, bao gồm phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, sự cần thiết đầu tư, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho các dự án, giải pháp thiết kế các hạng mục công trình, dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư của dự án.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá, hiện các dự án triển khai bị chậm tiến độ so với kế hoạch đã đặt ra. Do vậy, Thứ trưởng đề nghị Ban QLDA đường sắt, các đơn vị Tư vấn, Vụ, Cục liên quan phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Thứ trưởng yêu cầu Tư vấn tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng các dự án; trong đó nêu rõ phạm vi đầu tư; xây dựng tiêu chí đưa vào các hạng mục phù hợp với quy hoạch, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư trên cơ sở nguồn vốn và thời gian thực hiện; xác định rõ khung tiêu chuẩn chung; phân tích so sánh các phương án thiết kế cụ thể; đồng bộ về tải trọng; nghiên cứu đưa ra phương án thông tin tín hiệu để giảm chi phí, đảm bảo tính thống nhất kết nối thiết bị trên tuyến, tăng hiệu quả đầu tư của dự án…
Nguồn: http://mt.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện