Vì sao nhiều đại dự án đội vốn khủng không thông qua Quốc hội?

Thứ tư - 05/06/2019 13:00. Xem: 85
Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật.    

 

Keyword đầu tiên có dấu
Các nội dung điều chỉnh dự án Cát Linh - Hà Đông đã được Bộ GTVT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội - Ảnh: Tấn Minh

Một số báo vừa đăng tải thông tin cho rằng, Bộ GTVT đã vượt quyền khi phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng (dự án nhóm A) lên 18.001,6 tỷ đồng (dự án quan trọng quốc gia) tại Quyết định 519 ngày 23/2/2016 chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin chủ trương của Quốc hội về điều chỉnh dự án. Sự thật là như thế nào?

Pháp luật quy định chỉ phải xin chủ trương của Thủ tướng

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ KH-ĐT (Bộ GTVT) cho biết, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật.

Theo ông Lâm, tại Khoản 3, Điều 33, Nghị định 151/2015 của Chính phủ quy định rõ, đối với các dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện. Khi đó, chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư về các vấn đề phát sinh. Đồng thời, chủ đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ý kiến về việc điều chỉnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai dự án, trong đó có vấn đề phát sinh tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia.

“Nghị định 131/2015 cũng quy định rõ trình tự, thủ tục xem xét điều chỉnh dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành như đối với dự án, hoặc nhóm dự án trước khi điều chỉnh”, ông Lâm thông tin và cho biết, tại Khoản 1, Điều 106 của Luật Đầu tư công năm 2014 cũng nêu: “Đối với chương trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch”.

Cũng theo lãnh đạo Vụ KH-ĐT, do dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang thực hiện đầu tư và đã có trong kế hoạch đầu tư, đối chiếu với quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định 131/2015, Bộ GTVT sẽ tiếp tục là cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án và chỉ phải xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, trước khi phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, ngày 6/2/2014, Bộ GTVT đã có Văn bản 1178 báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng thể tình hình thực hiện dự án và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án. Sau đó, trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành có liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo và chấp thuận tại Văn bản 2650 ban hành ngày 17/4/2014 và Văn bản 1046 ngày 13/7/2015.

“Tình hình thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông và các nội dung điều chỉnh dự án cũng đã được Bộ GTVT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội bằng văn bản vào các kỳ họp cuối năm”, ông Lâm cho biết.

Keyword đầu tiên có dấu
Các nội dung điều chỉnh dự án Cát Linh - Hà Đông đã được Bộ GTVT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội - Ảnh: Tấn Minh

Dự án tăng 52.000 tỷ đồng cũng không phải thông qua Quốc hội

Tìm hiểu của Báo Giao thông, quy trình điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án Cát Linh - Hà Đông (Bộ GTVT quyết định đầu tư) được thực hiện tương tự như dự án đường sắt đô thị đường sắt đô thị (metro) TP HCM do UBND TP HCM là cấp quyết định đầu tư. Thậm chí, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh của dự án metro TP HCM còn tăng gần 52.000 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với dự án Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, dự án metro TP HCM gồm 2 tuyến: Bến Thành - Suối Tiên (đang xây dựng) và Bến Thành - Tham Lương (chưa khởi công) được UBND TP HCM phê duyệt lần lượt vào các năm 2007 và 2010 với tổng mức đầu tư 17.387 tỷ đồng (Bến Thành - Suối Tiên) và 26.116 tỷ đồng (Bến Thành - Tham Lương). Tại thời điểm phê duyệt, cả hai tuyến metro của TP HCM đều thuộc loại dự án nhóm A, không phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Sau đó, tư vấn của dự án đã tính toán lại tổng mức đầu tư tuyến Bến Thành - Suối Tiên tăng thêm 29.964 tỷ đồng lên 47.352 tỷ đồng, còn tuyến Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư mới là 47.891 tỷ đồng (tăng 21.775 tỷ đồng). Lúc này, việc điều chỉnh dự án metro TP HCM dẫn đến phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư công.

Keyword đầu tiên có dấu
Các nội dung điều chỉnh dự án Cát Linh - Hà Đông đã được Bộ GTVT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội - Ảnh: Tấn Minh

Liên quan đến quy trình điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án metro TP HCM, trong văn bản của Bộ KH-ĐT do Thứ trưởng Vũ Đại Thắng ký đầu tháng 5/2019 nêu rõ, UBND TP HCM thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án như đối với dự án ban đầu (nhóm A) và Chủ tịch UBND TP HCM có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.

Theo Bộ KH-ĐT, cơ sở pháp lý để thực hiện điều chỉnh dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Nghị định 131/2015 của Chính phủ. Cụ thể, tại Khoản 4, Điều 46, Luật Đầu tư công quy định, trình tự, nội dung lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong khi đó, Nghị định 131/2015 của Chính phủ nêu rõ: “Các dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thì trình tự, thủ tục xem xét điều chỉnh dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành như đối với dự án, hoặc nhóm dự án trước khi điều chỉnh”.

Dù quy định pháp luật đã đầy đủ, song để chắc chắn hơn, ngày 10/5/2018, Chính phủ còn có hai Tờ trình 167 và 169 đề nghị Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 và tuyến số 2. Đến ngày 18/7/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản đề nghị Chính phủ báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ xin ý kiến Bộ Chính trị. Căn cứ kết luận của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai các nội dung tiếp theo. Trong văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không yêu cầu dự án phải trình ra Quốc hội quyết định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Sau đó, ngày 21/12/2018, Bộ Chính trị có văn bản đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

“Theo các quy định nêu trên, UBND TP HCM phải thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án như đối với dự án ban đầu (nhóm A)” Văn bản của Bộ KH-ĐT nêu rõ và cho biết, Sở GTVT TP HCM là cơ quan chủ trì thẩm định dự án điều chỉnh, Chủ tịch UBND TP HCM có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.

 

Đã giải trình điều chỉnh tổng mức đầu tư với Kiểm toán Nhà nước

Ban QLDA đường sắt cho biết, trong kết luận kiểm toán dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Thông báo số 869 ngày 28/12/2018), Kiểm toán Nhà nước nêu: Bộ GTVT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỷ đồng lên 18.001,6 tỷ đồng (tăng 9.231,62 tỷ đồng, tại Quyết định số 513 ngày 23/2/2016 của Bộ GTVT) khi chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội là thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 10, Nghị quyết số 49 ngày 19/6/2010 của Quốc hội và Điều 7, Điều 106 Luật Đầu tư công.
Ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc Ban QLDA đường sắt cho biết đã giải trình việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Cát Linh - Hà Đông với Kiểm toán Nhà nước. Quá trình thực hiện điều chỉnh dự án được thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định tại Điều 106 Luật Đầu tư công.
Cụ thể, tại Điều 106 Luật Đầu tư công quy định: Việc xử lý các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật này có hiệu lực nhưng chưa được bố trí vốn quy định như sau: Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định đầu tư của Chính phủ; Đối với chương trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
Do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã có trong kế hoạch đầu tư và đang thực hiện đầu tư nên Bộ GTVT tiếp tục là cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án và chỉ phải xin chủ trương của Thủ tướng.
“Trên cơ sở báo cáo, giải trình của Bộ GTVT và Ban QLDA Đường sắt, tại kết luận kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước ghi nhận và đã kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi điểm b, Điều 33, Nghị định 131 ngày 25/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia theo hướng: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về việc điều chỉnh dự án mà các nội dung điều chỉnh thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công”, lãnh đạo Ban QLDA đường sắt cho biết.

Nguồn: baogiaothong.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây