Theo đó, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với điểm đầu trên Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (Bình Thuận), điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, trong đó chiều dài đoạn cao tốc là 99 km, đoạn tuyến nối từ cao tốc đến Quốc lộ 1 là 2,6 km,
Tuyến được quy hoạch quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng cao tốc 4 làn xe, bề rộng 25 – 27 m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 Dự án là 18.139 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 11.012 tỷ đồng.
Để hoàn vốn, nhà đầu tư được thu giá với mức giá 1.500 đồng/km/PCU với lộ trình tăng giá là 12%/3 năm trong thời gian 17 năm 1 tháng. Ban quản lý dự án Thăng Long đề nghị áp dụng mức lãi suất vốn vay là 7,97%/năm; lợi nhuận kỳ vọng vốn chủ sở hữu là 11,77%/năm.
Nếu được thông qua, Dự án sẽ bắt đầu lựa chọn nhà đầu tư từ quý II/2019; khởi công xây dựng vào quý I/2020 và hoàn thành sau 36 tháng xây dựng.
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết từng được Bộ GTVT phối hợp nghiên cứu chuẩn bị và thí điểm thực hiện theo hình thức PPP, với nhà đầu tư thứ nhất là Tập đoàn Bitexco. Vào cuối tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng triển khai việc thí điểm và chấm dứt việc chỉ định Bitexco là nhà đầu tư thứ nhất nhưng vẫn tiếp tục giao Bitexco tiếp tục hoàn chỉnh, cập nhật Báo cáo nghiên cứu khả thi theo nhiệm vụ được Thủ tướng giao trước đây.
Theo Bộ GTVT, đoạn cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết cùng với đoạn Hà Nội-Vinh nằm trong dự án đường cao tốc Bắc-Nam là những đoạn quan trọng, có tốc độ phát triển kinh tế năng động bậc nhất cả nước nên cần đầu tư trước để kết nối giao thông, tạo thuận lợi giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế-xã hội.
Nguồn: http://baodautu.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện