Các dự án đường vành đai TP.HCM chậm trễ vì "khát" vốn

Thứ năm - 08/08/2019 13:00. Xem: 529
Các dự án đường vành đai 3, 4 TP. Hồ Chí Minh đều rơi vào tình trạng trì trệ, khó hoàn thiện do thiếu nguồn vốn đầu tư.    

 

Keyword đầu tiên có dấu
Bộ trưởng Bộ GTVT phát biểu tại cuộc họp

 

Cân đối nguồn vốn GPMB của các địa phương liên quan để Chính phủ xem xét

Chiều nay (8/8), Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì cuộc họp về các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai (VĐ) 3 và 4 TP. Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, thời gian qua, việc triển khai các tuyến đường vành đai, nhất là đường VĐ3 rất chậm. Đường vành đai chưa hình thành khiến tốc độ tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh đang giảm dần do tình trạng ùn tắc ngày càng phức tạp.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị các cơ quan liên quan rà soát lại hồ sơ dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư đường VĐ3 từ năm 2016 của Bộ GTVT xem có những thay đổi, điều chỉnh gì ở thời điểm trước so với thực tế hiện tại để Bộ Tài chính có cơ sở đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn ADCF, các dự án sớm có nguồn vốn để triển khai.

Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị thực hiện dự án xây dựng báo cáo chi tiết tình hình thực hiện đường VĐ3 báo cáo Chính phủ, trong đó có đề cập đến việc cân đối nguồn vốn GPMB của các địa phương liên quan để Chính phủ xem xét, chỉ đạo thúc đẩy tiến độ GPMB thực hiện dự án.

“Riêng đường VĐ4 TP. Hồ Chí Minh, trước mắt, thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tổ chức cuộc họp với TP. Hồ Chí Minh và Long An để lấy ý kiến, gửi văn bản đề xuất Chính phủ đồng thuận đề xuất giao cho tỉnh Long An là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư đoạn Bến Lức - Hiệp Phước”, Bộ trưởng nói.

Chờ chủ trương phê duyệt nguồn vốn đầu tư

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Văn Thi, TGĐ Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLDA Hạ tầng giao thông Cửu Long - đơn vị thực hiện dự án cho biết, theo quyết định phê duyệt, đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 98,54km, được chia làm 4 đoạn, bao gồm: Tân Vạn - Nhơn Trạch (34,28km) chia làm 2 dự án thành phần 1A và 1B; Mỹ Phước - Tân Vạn (16,3km); Bình Chuẩn - QL.22 (19,1km); QL.22 - Bến Lức (28,86km). Dự án đi qua các địa phương: TP. Hồ Chí Minh (53,89km), Bình Dương (26,7km), Đồng Nai (11,3km), Long An (6,65km) với tổng mức đầu tư hơn 35.600 tỷ đồng.

Trong tổng chiều dài tuyến đường VĐ3, hiện chỉ có 16,3km trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang khai thác với quy mô 6 làn xe cơ giới (chiếm 17% tổng chiều dài). Các dự án thành phần còn lại phải chờ chủ trương phê duyệt nguồn vốn đầu tư nhà nước và chờ nguồn vốn ODA để thực hiện.

“Về dự án xây dựng đường VĐ4, theo Quyết định phê duyệt kế hoạch chi tiết số 1698 của Thủ tướng Chính phủ, đường VĐ4 - TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 197,6km gồm 5 dự án thành phần. Thời điểm hiện tại, các dự án thành phần từ đoạn 1 (Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới Trảng Bom, Đồng Nai) đến đoạn 4 (QL.22, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) tới cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (Bến Lức, Long An) chỉ đang ở bước duyệt quy hoạch.

Riêng đoạn 5 (Bến Lức - Hiệp Phước) đã được Bộ GTVT cho phép lập dự án đầu tư từ năm 2009 và đã thông qua báo cáo giữa kỳ, tuy nhiên do chưa có nguồn vốn nên tạm dừng. Đến tháng 2/2019, Bộ GTVT có văn bản số 1605 về việc nghiên cứu phương án đầu tư Dự án thành phần đoạn Bến Lức - Hiệp Phước thuộc đường VĐ4 TP. Hồ Chí Minh và đang lên các phương án triển khai”, ông Thi thông tin.

Nguồn: baogiaothong.vn

 

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây