Trước đó, Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giám sát điều khiển giao thông thông minh tại thành phố Đà Nẵng đã được thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và một dự án khác cũng đã có chủ trương triển khai theo hình thức PPP là tuyến tramway (xe điện mặt đất) nối Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam).
Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng kêu gọi 10 dự án đầu tư về hạ tầng giao thông theo hình thức PPP. Ảnh minh họa
8 dự án còn lại, gồm: Dự án Đầu tư phát triển dịch vụ xe đạp công cộng thành phố Đà Nẵng; Đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu (phần hạ tầng khai thác, kinh doanh); Bãi đỗ xe ở số 166 Hải Phòng; Bãi đỗ xe ở số 255 Phan Châu Trinh (giai đoạn 2); Bãi đỗ xe tại khu đất A2 Nguyễn Văn Linh; các Bãi đỗ xe ở số 10 Lý Thường Kiệt, 172 Nguyễn Chí Thanh, 19 Lê Hồng Phong, 92 Điện Biên Phủ và khu đất HC12 (đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi); Dự án các bãi đỗ xe tại khu đất A1.1 (góc đường Phạm Văn Đồng - Ngô Quyền), khu đất A1.2 (góc đường Dương Đình Nghệ - Ngô Quyền), khu đất đường Đông Kinh Nghĩa Thục (khu tái định cư An Cư 4 thuộc quận Sơn Trà) và khu đất A16 (đường Võ Văn Kiệt đi vào); Dự án bãi đỗ xe tại khu đất ở góc đường Võ Nguyên Giáp - Phan Tứ và khu đất phía tây đường Võ Nguyên Giáp (tại góc đường bê-tông xi-măng ở phía nam đường Hồ Xuân Hương).
Cảng Liên Chiểu trở thành khu bến chính của cửa ngõ quốc tế khu vực miền Trung, cho phép tiếp nhận tàu hàng đến 100.000 tấn đang được chính quyền TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP
Một trong những dự án tầm cỡ như Cảng Liên Chiểu trở thành khu bến chính của cửa ngõ quốc tế khu vực miền Trung, cho phép tiếp nhận tàu hàng đến 100.000 tấn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia và sự khảo sát của cơ quan chức năng địa phương này - Cảng Liên Chiểu có 2 hợp phần. Theo đó, Nhà nước đầu tư hợp phần kè bảo vệ đê chắn sóng, Đà Nẵng kêu gọi tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các khu bến và các hạ tầng để khai thác dịch vụ trên cảng.
Theo đó, giai đoạn đầu (khởi động đến 2022), vốn đầu tư khoảng 7.378 tỷ đồng. Sau giai đoạn 2030, quy mô đầu tư sẽ là 7.800 tỷ đồng. Từ 2050 về sau, tổng mức đầu tư 17.600 tỷ đồng. Đây chính là một trong những dự án được xem là trọng điểm của thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong tương lai.
Nguồn: baodautu.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện