Theo đó, Bộ chấp thuận báo cáo kết quả kiểm định, đánh giá chất lượng một số hạng mục kết cấu của gói thầu J2, thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành kèm theo Văn bản số 3030/VKHCN-KHKD ngày 27/12/2016 của Viện KH&CN GTVT.
Đối với hiện tượng xuất hiện các vết nứt tại gói thầu J2, Bộ GTVT thống nhất quan điểm cần nghiêm túc xem xét và có giải pháp xử lý phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, sự ổn định và bền vững của công trình. Bộ yêu cầu VEC chủ động chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục nỗ lực nghiên cứu giải pháp xử lý cần thiết trong quá trình thực hiện tiếp theo.
Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu VEC, Viện KH&CN GTVT và các đơn vị Tư vấn, Nhà thầu xử lý vết nứt trên bản mặt cầu. Đối với các vết nứt nhỏ, yêu cầu VEC rà soát, lựa chọn loại lớp phòng nước trên bản mặt cầu có chất lượng cao để xử lý. Đối với một số vị trí cục bộ có vết nứt sâu cần nghiên cứu xử lý bằng phương pháp phun hoặc bơm keo theo đề xuất của Viện KH&CN GTVT và Tư vấn dự án. Sau khi quyết định lựa chọn vật liệu phòng nước phù hợp và xử lý xong các vết nứt cục bộ mới được tiến hành thi công các hạng mục còn lại.
Về xử lý vết nứt trên xà mũ chưa bị che khuất, Bộ yêu cầu nghiên cứu xử lý tương tự như đối với các vết nứt sâu trên bản mặt cầu như nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ giao VEC tổng hợp các nội dung liên quan xử lý các nội dung đã nêu ở trên để tiếp tục triển khai thi công các hạng mục còn lại của gói thầu J2, trong quá trình thực hiện cần lưu ý ý kiến của Hội đồng NTNN tại Văn bản số 106/HĐNTNN-CTTĐ ngày 30/9/2016.
Đối với quan trắc, theo dõi các vết nứt, kết quả rà soát của Tư vấn giám sát, Tư vấn kiểm định độc lập, Nhà thầu đều khẳng định công trình tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên do tỷ lệ vết nứt xuất hiện trên bản mặt cầu, xà mũ là cao nên cần thiết phải tổ chức thực hiện quan trắc, theo dõi các vết nứt. Trường hợp phát hiện có hiện tượng bất thường VEC cần chỉ đạo các đơn vị Tư vấn, Nhà thầu nghiên cứu ngay biện pháp xử lý, báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định.
Bộ giao Viện KH&CN GTVT, VEC lập Đề cương quan trắc theo dõi vết nứt. Trong quá trình thực hiện cần đặc biệt nghiên cứu, xem xét các vấn đề sau: Phân tích rõ mục tiêu thực hiện quan trắc; nêu rõ tiêu chí và phương pháp đánh giá; lựa chọn phạm vi, vị trí, thời gian quan trắc, theo dõi phù hợp để đảm bảo đủ dữ liệu phục vụ công tác phân tích, đánh giá và có chi phí phù hợp.
Giao VEC tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia của Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, Tổ cố vấn Bộ trưởng… để hoàn hiện Đề cương trước khi trình Bộ GTVT xem xét, chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện