§ Đề cương xây dựng Trung tâm thí nghiệm GTVT quốc gia (tiếp theo báo cáo tại Hội thảo lần 2): PGS.TS. Vũ Đức Chính; ThS. Lâm Hữu Quang;
§ Giới thiệu chỉ dẫn kĩ thuật và thiết bị nghiên cứu tiếng ồn đường bộ, gồm phương pháp quan trắc và cơ sở dữ liệu của Nhật Bản: Ông Manabu Dohi;
§ Báo cáo tóm tắt về hầm Hải Vân và giới thiệu phương pháp kiểm tra trong bảo trì: TS. Nobuharu Isago;
§ Dự thảo kế hoạch khảo sát tiếng ồn trong GTVT: TT KHCN và Bảo vệ MT GTVT;
§ Kết quả thử nghiệm cốt liệu và nhựa đường ở Việt Nam và báo cáo ngắn về chuyến tham quan thực tế tại Nhật Bản đầu tháng 6: Viện CN Đường bộ - Sân bay;
§ Kế hoạch thử nghiệm thi công mặt đường tại Việt Nam: Ông Fujita, Kubo và Sasaki;
§ Trao đổi về tình trạng các công trình Hầm tại VN, Xác định nhu cầu, phương pháp phối hợp về quan trắc biến dạnh kết cấu hầm, Xây dựng Chỉ dẫn kĩ thuật cho công trình Hầm VN: Viện Cầu, Viện VLXD, TT TVTK, TT KĐ, PTNTĐ1;
§ Hư hỏng lớp phủ mặt cầu, vật liệu thi công lớp phủ mặt cầu và báo cáo ngắn về chuyến tham quan thực tế tại Nhật Bản đầu tháng 6: ThS. Đinh Văn Tiến- GĐ TT TVTK CGCN CTGTVT;
§ Kế hoạch thử nghiệm thi công mặt đường tại Việt Nam: Ông Fujita, Kubo và Sasaki;
§ Trình bày thực trạng ăn mòn và kĩ thuật bảo vệ kết cấu thép tại Nhật Bản và Thử nghiệm phơi mẫu vật liệu công trình: TS. Itaru Nishizaki;
§ Thực trạng ăn mòn và công nghệ bảo vệ kết cấu thép cho các công trình GTVT tại Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy;
§ Phân tích về đợt sóng thần gây thảm họa tại miền Đông Nhật Bản vào tháng 3/2011: Ông Fukunaga;
§ Công nghệ sửa chữa kết cấu bê tông cho cảng biển tại Nhật Bản: Ông Yamaji;
§ Họp tổng kết Hội thảo và bàn kế hoạch cho thời gian tới.
Hội thảo cũng là dịp để hai Viện tìm hiểu khả năng ứng dụng các thành quả nghiên cứu của mỗi nước trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển giao thông, góp phần đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong những năm tới tại Nhật Bản và Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội tốt để các kỹ sư và cán bộ khoa học công nghệ trong ngành Giao thông vận tải của Việt Nam nói chung và của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nói riêng trao đổi, tiếp cận với những công nghệ mới trong lĩnh vực Giao thông vận tải của Nhật Bản.
Kết thúc hội thảo hai Viện đã ký Biên bản hội thảo về các nội dung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà hai bên cùng quan tâm trong các lĩnh vực Môi trường; Mặt đường bê tông nhựa rỗng và lớp phủ bê tông nhựa trên mặt cầu bản thép; Bảo trì và sửa chữa công trình Cảng. Phương thức và nội dung hợp tác sẽ được hai bên đề xuất trình hai Bộ GTVT Việt Nam (MOT) và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản (MLIT) để đưa vào trong chương trình hợp tác của hai Bộ trong thời gian tới.
PV. Lê Khắc Hùng
Duyệt Trần Mạnh Khải
Trung tâm Đào tạo vào Thông tin
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện