Hội thảo Khoa học đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phương pháp hãm phanh để kiểm tra, đánh giá sức kháng trượt của mặt đường”

Thứ tư - 08/01/2014 12:00. Xem: 96
 Ngày 19/12/2013, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo Khoa học đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phương pháp hãm phanh để kiểm tra, đánh giá sức kháng trượt của mặt đường”, mã số DT134010 do Th.S Nguyễn Văn Thành làm Chủ nhiệm đề tài.

  Tham dự Hội thảo, về phía Viện Khoa học và Công nghê GTVT có Lãnh đạo Viện, lãnh đạo, chuyên gia và cán bộ các đơn vị trực thuộc Viện có liên quan.

Tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài: Trong những năm qua, hệ thống đường bộ Việt Nam đã và đang được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới cả về số lượng cũng như nâng cao về chất lượng và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn. Để các phương tiện giao thông có thể chạy an toàn với tốc độ cao trên đường, yêu cầu mặt đường phải đảm bảo được độ nhám. Các quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường của Việt Nam nhìn chung mới chỉ quy định về độ nhám xác định bằng phương pháp rắc cát, riêng với mặt đường bê tông nhựa có độ nhám cao đã quy định chỉ tiêu kháng trượt được xác định thông qua phương pháp con lắc Anh. Phương pháp đo sức kháng trượt bằng thiết bị SFT-T10 có nhiều ưu điểm, đo được với tốc độ cao, phù hợp với đường ô tô cấp cao và đường cao tốc, nên cần thiết áp dụng. Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thí nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá sức kháng trượt mặt đường khi sử dụng thiết bị SFT-T10. Do vậy cần phải nghiên cứu đầy đủ về bản chất độ nhám (sức kháng trượt), cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị cũng như phương pháp thí nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá mặt đường.

Trên cơ sở đó nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên cứu tổng quan; Nghiên cứu áp dụng phương pháp thí nghiệm sức kháng trượt mặt đường sử dụng thiết bị SFT-T10; Nghiên cứu thực nghiệm sức kháng trượt mặt đường bằng thiết bị SFT-T10 trên một số tuyến đường cụ thể; Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thí nghiệm và đánh giá sức kháng trượt của mặt đường sử dụng thiết bị SFT-T10 và kiến nghị các giải pháp nâng cao sức kháng trượt của mặt đường.

Hội thảo nghiêm túc với nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi chuyên môn của các đại biểu. Qua hội thảo, các ý kiến góp ý sẽ được Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp thu, chỉnh sửa để bổ sung, hoàn thiện nội dung của đề tài, chuẩn bị cho bảo vệ cấp cơ sở.

PGS.TS. Vũ Đức Chính – Chủ trì Hội thảo (người thứ hai bên phải)

ThS. Nguyễn Văn Thành – Chủ nhiệm đề tài báo cáo

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây