Bộ Giao thông vận tải đã tích cực kêu gọi các nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) để nâng cấp 5.160 km, bảo trì 17.000 km đường địa phương và đường GTNT. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các tỉnh huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người dân đóng góp kinh phí và công lao động để xây dựng GTNT. Kết quả từ năm 2008 đến nay, các địa phương trên cả nước đã xây dựng mở mới được gần 20.000 km đường; sửa chữa, lượng cấp gần 75.000 km đường các loại; xây dựng 14.626 cầu/150.596 md (mét dài) cầu bê tông cốt thép, cầu liên hợp và cầu sắt; 537 cầu/24.082md cầu treo; 4.145 cầu/40.466md cầu gỗ; thay thế 873 cầu/16.449 md cầu khỉ; xây dựng và cải tạo 119.679 cống/197.766 md cống các loại. Đến nay, đã có 9.051 xã/9.200 xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Hiện Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án Xây dựng cầu treo cho các vùng miền núi, Trung du phía Bắc và phối hợp với Trung ương Đoàn trong việc triển khai Dự án xóa “cầu khỉ” khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã đề xuất với Chính phủ có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các địa phương làm đường giao thông nông thôn.
Đường giao thông nông thôn liên ấp ở Trà Vinh (Ảnh thiduakhenthuongvn.org.vn)
Nhờ vậy, hệ thống giao thông địa phương có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã. Việc kết nối tốt hơn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Trung ương với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn: mot.gov.vn
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện