Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm TNGT và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác.
Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng, nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên, đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.
Phấn đấu đến năm 2020, khối lượng khách vận chuyển đạt 5,6 tỷ hàng khác (tăng bình quân 11%/năm) với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển (tăng 8,6% /năm); khối lượng hàng hóa vận chuyển 1.310 triệu tấn (tăng bình quân 8,3%/năm) với 73,32 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển (tăng 7,44%/năm); vận chuyển khách công cộng, phấn đấu đáp ứng 25% nhu cầu tại TP Hà Nội và 15% tại TP Hồ Chí Minh.
Phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe, trong đó xe con chiếm khoảng 57%, xe khách 14% và xe tải 29%; hạn chế dần tiến tới không lưu hành các phương tiện xe ô tô không phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông; hạn chế mức tăng số xe máy bằng các biện pháp, có khoảng 36 triệu xe máy; kiềm chế TNGT trên cả 3 tiêu chí, phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do TNGT.
Quy hoạch phát triển hệ thống đường giao thông đến năm 2020, đầu tư, nâng cấp hệ thống quốc lộ gồm trục dọc Bắc - Nam (Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh); khu vực phía Bắc, các tuyến nan quạt, vành đai, quốc lộ khác; khu vực miền Trung (các Quốc lộ 217, 45, 46, 47, 48, 49…); khu vực phía Nam, các khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; xây dựng và nâng cấp một số tuyến lên quốc lộ. Nhanh chóng phát triển mạng đường bộ cao tốc, dự kiến đến năm 2020 có 2.018,6 km đường bộ cao tốc, bao gồm các đoạn cao tốc đã hoàn thành (167 km), các dự án hoàn thành giai đoạn 2013 - 2020 (1.851.6 km); phát triển hệ thống đường bộ ven biển, đường hành lang biên giới, đường tỉnh, giao thông đường bộ đô thị, giao thông nông thôn…
Định hướng đến năm 2030, thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khác đô thị; hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở Quy hoạch, Bộ GTVT cụ thể hóa, tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra việc thực hiện và đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009. Các nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
X.N
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện