Kiến nghị ứng dụng gia cố nông vào công trình giao thông

Thứ ba - 01/12/2015 12:00. Xem: 111
PGS. TS Nguyễn Bá Kế (Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình VN) kiến nghị áp dụng công nghệ gia cố nông vào xây dựng các công trình giao thông nông thôn có nền đất sình lầy.

 

Kien-nghi-ung-dung-gia-co-nong-vao-cong-trinh-giao

Phương pháp gia cố nông được đánh giá là khả thi áp dụng tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Ngày 28/11, tại hội thảo Xây dựng tiêu chuẩn xử lý nền đất yếu - Phương pháp xử lý nông đã giới thiệu công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối.

Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng cho biết, diện tích đất có nền yếu ở Việt Nam tương đối lớn, nhất là khu vực miền Nam. Do đó, có thể ứng dụng phương pháp gia cố nông trong các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng, kênh đào, các công trình kỹ thuật đô thị…

Về bản chất, đất trong quá trình khoan theo công nghệ này không được lấy lên khỏi lỗ khoan mà bị phá vỡ kết cấu, nghiền tơi, trộn đều với chất kết dính.

Bộ Xây dựng cho biết, công nghệ gia cố nông, xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối sẽ giúp phần cải tạo, biến đổi nền đất bùn, đất yếu thành nền đất có cường độ cao, khắc phục được hiện tượng sụt lún, chịu được tải trọng của các dạng công trình khác nhau từ các công trình xây dựng dân dụng cho đến các công trình giao thông, sân bay, cầu cảng…

Ngoài việc giảm chi phí vận tải, công nghệ này giúp tận dụng đất bùn phế thải, là loại đất chỉ có thể đổ bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường thành một loại đất mới có thể sử dụng được làm nền và móng cho công trình xây dựng.

Ngoài ra, đối với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc bị ô nhiễm, sử dụng công nghệ này cũng góp phần giúp cải tạo và khai thác những loại đất đó một cách có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường do tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp khác như tro bay, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện làm chất phụ gia, kết dính để sử dụng cho chính việc xử lý nền đất yếu này.

Đánh giá về phương pháp gia cố nông theo phương pháo khối, TS. Phạm Quyết Thắng - Phó Viện trưởng Viện KHCN Xây dựng, cho rằng công nghệ này hoàn toàn khả thi áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, về phạm vi áp dụng, theo TS. Thắng cần có nghiên cứu và thử nghiệm đối với một số loại đất yếu điển hình ở Việt Nam khi áp dụng công nghệ này.

Bộ Xây Dựng cho biết, hiện đang thí điểm áp dụng phương pháp này vào một số công trình trước khi có đánh giá cụ thể về kinh tế và môi trường.

Nguồn: baogiaothong.vn

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây